Sign In

Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự nhằm rút ngắn thời gian tổ chức, giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự (16/12/2023)

1. Khó khăn, vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục thi hành án ảnh hưởng tới thời gian tổ chức thi hành án, chi phí thi hành án dân sự tại Việt Nam

Một số giải pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật trong Hệ thống Thi hành án dân sự (22/11/2023)

Thời gian qua, Tổng cục (Thi hành án dân sự) THADS cùng các cơ quan THADS địa phương thường xuyên, tích cực, chủ động, kịp thời tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp về công tác tổ chức cán bộ, công tác phòng, chống tham nhũng, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính thông qua việc ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện, tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt theo chuyên đề và lồng ghép trong các hội nghị, cuộc họp giao ban, tổng kết công tác 6 tháng, hàng năm của đơn vị. Qua đó, nhìn chung đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và thống nhất hành động trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị; góp phần nâng cao chất lượng công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ trong hệ thống tổ chức THADS.

Thực trạng công tác thi hành bản án, quyết định kinh doanh, thương mại mà bên phải thi hành án là Doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay (20/09/2023)

Thi hành án dân sự là hoạt động nhằm đưa bản án, quyết định ra thi hành trên thực tế, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Nằm trong yêu cầu chung đó, công tác thi hành án dân sự đối với các bản án, quyết định kinh doanh, thương mại có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực thực tế của các bản án, quyết định này; qua đó góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp và thực thi giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại.

Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân trong công tác THADS (19/09/2023)

Pháp luật thi hành án dân sự (THADS) đã cơ bản thể chế hóa đầy đủ, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức về quyền sở hữu tài sản theo Hiến pháp năm 2013, Bộ luật dân sự 2015 thông qua các quy định về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng, hộ gia đình; việc kê biên, xử lý tài sản; xác minh quyền sở hữu của đương sự; chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án (THA); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba trong hoạt động THADS; về căn cứ chấm dứt nghĩa vụ và kết thúc THA. Tuy nhiên, các quy định pháp luật và việc tổ chức thực hiện pháp luật THADS liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên thực tế gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Từ đó, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, cụ thể:

Một số quy định mâu thuẫn, chồng chéo, chưa đồng bộ, chưa thống nhất giữa Luật THADS và pháp luật khác có liên quan (05/09/2023)

Qua nghiên cứu từ thực tiễn, tôi thấy rằng một số quy định của Luật THADS và các quy định của các Bộ luật, Luật khác có những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, chưa đồng bộ, chưa thống nhất, cần được nghiên cứu, hoàn thiện trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật THADS và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, cụ thể:

Bàn về yêu cầu rút hồ sơ thi hành án bản gốc (09/06/2023)

Quá trình tổ chức thi hành án, có những trường hợp cơ quan thi hành án dân sự nhận được yêu cầu của cơ quan có liên quan (như cơ quan điều tra) về việc phối hợp và yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cung cấp hồ sơ, tài liệu (hồ sơ bản chính) liên quan đến việc tổ chức thi hành án. Vấn đề này cần được xử lý như thế nào để đảm bảo thực hiện theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng nhưng cũng không ảnh hưởng đến việc tổ chức thi hành án là một câu hỏi đang được đặt ra.

Một số điểm mâu thuẫn giữa Luật THADS với Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng cần xem xét trong quá trình luật hóa quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu (09/06/2023)

Thời gian vừa qua, các quy định của pháp luật đã có tác động tích cực trong việc xử lý nợ xấu thông qua hoạt động thi hành án dân sự. Tuy nhiên, chính sách vẫn tồn tại những “điểm mù” và vẫn cần phải hoàn thiện để của hoạt động xử lý nợ xấu nói chung của nền kinh tế và việc thu hồi nợ xấu thông qua hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự đảm bảo hiệu quả. Bên cạnh đó, đòi hỏi sự vào cuộc, phối kết hợp kịp thời, đồng bộ, nhất quán của cả hệ thống chính trị.

Thể chế hoá chủ trương của Đảng với các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thi hành bản án, quyết định về kinh doanh, thương mại trong thời gian tới (09/06/2023)

Thi hành án dân sự (THADS) là giai đoạn cuối cùng để bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của các bên trong bản án, quyết định của Tòa án và tổ chức khác được thi hành theo thủ tục THADS, bảo đảm thực thi công lý trên thực tế. Tính hiệu quả của công tác thi hành án cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định đầu tư, kinh doanh của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường vốn luôn tiềm ẩn những rủi ro pháp lý.
Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước đã kịp thời ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn có liên quan đến công tác THADS nói chung, thi hành bản án, quyết định kinh doanh, thương mại (KDTM) nói riêng. Về nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp và thi hành bản án, quyết định về KDTM được thể hiện trong các văn bản quan trọng như:

Quy định hiện hành của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật khác có liên quan đến án tín dụng ngân hàng (10/05/2023)

Thi hành án dân sự là hoạt động nhằm đưa bản án, quyết định ra thi hành trên thực tế, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Nằm trong yêu cầu chung đó, công tác thi hành án dân sự đối với các bản án, quyết định liên quan đến tín dụng ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực thực tế, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự nói chung và công tác thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng nói riêng.

Một số vấn đề khó khăn, vướng mắc khi xử lý cổ phiếu để thi hành án (09/05/2023)

Cổ phiếu là một loại tài sản có tính thanh khoản cao trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý để thi hành án, loại tài sản này lại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhiều vụ việc thi hành án vẫn chưa giải quyết dứt điểm được do chưa thể xử lý được cổ phiếu mà trong bản án, quyết định Tòa án đã tuyên có tài sản thi hành án là cổ phiếu. Những khó khăn, vướng mắc khi xử lý loại tài sản này một phần nguyên nhân là dopháp luật về thi hành án dân sự cònthiếu các hướng dẫn rõ ràng và thiếu sự tương thích giữa các ngành luật. Bài viết nêu và phân tích một số vấn đề khó khăn, vướng mắc về xử lý cổ phiếu để thi hành án, đồng thời đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự.
Các tin đã đưa ngày: