Sign In

Một số khó khăn trong giải quyết thi hành án dân sự liên quan đến đất đai (05/05/2022)

Thời gian qua, các quy định về thi hành án dân sự liên quan đến đất đai như Luật Thi hành án dân sự, Luật Đất đai đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm tạo thuận lợi cho việc thi hành các bản án dân sự nói chung, đặc biệt là các bản án mà đối tượng phải thi hành là đất đai. Tuy nhiên, việc thi hành án đối với các bản án dân sự liên quan đến đất đai vẫn còn rất nhiều khó khăn, phức tạp đối với các cơ quan Tòa án, thi hành án cũng như đối với các bên liên quan. Bởi vì các giao dịch liên quan đến đất đai luôn có tính chất phức tạp hơn so với các đối tượng khác (tiền, xe máy…), đòi hỏi phải được tiến hành công phu bằng phương tiện kỹ thuật, đo đạc chính xác từ quá trình xác minh hiện trạng thực tế, kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản, xác định các đối tượng có quyền và lợi ích liên quan,… nhằm tránh những sai sót, khiếu nại, tố cáo ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên.

Hoàn thiện pháp luật về Thi hành án dân sự đối với tài sản hình thành trong tương lai (23/03/2022)

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các giao dịch kinh tế, thương mại, dân sự ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, khái niệm tài sản ngày càng được mở rộng. Bên cạnh quan niệm truyền thống “tài sản là vật có thực” thì các tài sản khác như quyền tài sản, tài sản hình thành trong tương lai…. cũng được công nhận và trở thành đối tượng giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể tham gia thị trường. Cùng với sự phát triển của các giao dịch liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai, sự gia tăng các tranh chấp liên quan đến tài sản này được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại. Theo đó, thực tiễn tổ chức thi hành án dân sự cũng phát sinh ngày càng nhiều các việc thi hành án liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai, tuy nhiên pháp luật thi hành án dân sự lại chưa có các quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Bài viết đi sâu phân tích một số vấn đề trong thực tiễn xử lý tài sản thi hành án là tài sản hình thành trong tương lai, từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành án hành chính, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (23/03/2022)

Thi hành án là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Nếu như thi hành án dân sự, thi hành án hình sự, pháp luật quy định cơ chế một chủ thể thứ ba (cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự (THADS)) được Nhà nước giao trách nhiệm tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành, thì thi hành án hành chính (THAHC) được thực hiện theo cơ chế “tự thi hành” của người phải thi hành án. Để nâng cao hiệu quả của công tác THAHC, Luật Tố tụng hành chính (TTHC) năm 2015 và Nghị định 71/2016/NĐ-CP đã quy định các biện pháp nhằm bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án được thực thi trên thực tế, cụ thể là cơ chế Thủ trưởng trực tiếp và Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc người phải thi hành án chấp hành án; cơ chế Tòa án ra quyết định buộc THAHC; cơ chế Viện kiemr sát kiểm sát hoạt động THAHC; cơ chế cơ quan THADS thực hiện theo dõi THAHC.

Nên đơn giản hóa thủ tục hoàn trả khoản tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án (16/03/2022)

Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động rất quan trọng góp phần khôi phục và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức đã được ghi nhận trong bản án, quyết định và bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian qua, hoạt động thi hành án đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và xã hội, cụ thể Quốc hội đã có nhiều nghị quyết liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự như Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo và Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án… Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao đối với công tác thi hành án dân sự (THADS), chủ trì nhiều phiên họp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nhằm bàn biện pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành một số vụ việc về kinh tế, tham nhũng, một số vụ việc có giá trị lớn, có tính chất phức tạp hoặc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng[1].

Tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự: Một số vấn đề đặt ra (16/03/2022)

 TQĐT - Pháp luật quy định, vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, việc tiêu hủy vật chứng đang bộc lộ một số mặt hạn chế, gây lãng phí nhân lực, trang thiết bị bảo quản.

Quy định về chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự (21/02/2022)

Các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự (THADS) bao gồm: ngạch Chấp hành viên cao cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên sơ cấp; Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên; Thư ký thi hành án, Thư ký trung cấp thi hành án.  

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với Trại giam trong thi hành án dân sự (25/01/2022)

Thi hành phần dân sự trong các bản án hình sự, đặc biệt là đối với trường hợp đương sự là phạm nhân là loại việc thi hành án phức tạp mà các cơ quan THADS thường xuyên phải tổ chức thi hành. Để tổ chức thi hành án đối với loại việc này, công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự với trại giam có ý nghĩa rất quan trọng.  Mặc dù Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định về việc phối hợp với trại giam trong tổ chức thi hành án, tuy nhiên trong thực tiễn tổ chức thi hành án, công tác này vẫn còn nhiều khó khăn.

Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (14/01/2022)

Ngày 31/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 138/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.

Bàn về vấn đề “Người chứng kiến”, “Người làm chứng” trong thi hành án dân sự (14/12/2021)

“Người chứng kiến”, “Người làm chứng” là chủ thể quan trọng được nhắc đến trong các quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự, nhiều trường hợp là thành phần không thể thiếu giúp cho quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự của Chấp hành viên được tiến hành một cách khách quan, đúng thủ tục pháp luật. Tuy nhiên hiện nay từ cơ sở lý luận đến thực tiễn, liên quan đến vấn đề “Người chứng kiến”, “Người làm chứng” trong thi hành án dân sự vẫn còn có nhiều vướng mắc, khó khăn.
Các tin đã đưa ngày: