Sign In

Một số vướng mắc trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự (23/09/2021)

Khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân theo luật định. Giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm của các cấp chính quyền. Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo là góp phần thực hiện quyền dân chủ, khẳng định bản chất tốt đẹp của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.Trong công tác Thi hành án dân sự (THADS), kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo những năm gần đây cho thấy chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được nâng lên rõ rệt; đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đều được xem xét giải quyết kịp thời, đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn phát sinh nhiều vướng mắc, làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng giải quyết, đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.  

Nâng cao hiệu quả công tác số hóa hồ sơ nghiệp vụ Thi hành án dân sự (28/08/2021)

Thực hiện tinh thần của Nghị quyết 49 NQ/TW ngày 02 /06/ 2005 của Bộ Chính trị về “tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp”, việc nâng cao hiệu quả ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động thi hành án dân sự (THADS) trong đó có công tác số hóa hồ sơ nghiệp vụ thi hành án là rất quan trọng và cần thiết.

Đổi mới phương thức thu, nộp tiền trong thi hành án dân sự (13/08/2021)

Quyết định số 86/QĐ-BTP ngày 17/01/2020 của Bộ Tư pháp ban hành chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 đã khẳng định: “Đấy mạnh hiện đại hóa hành chính trong các lĩnh vực hành chính tư pháp để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân... Tiếp tục tăng số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp độ 4; cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt bằng nhiều phương tiện khác nhau”.

Một số vấn đề cần lưu ý trong công tác theo dõi thi hành án hành chính (13/08/2021)

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, sau đó được thay thế bởi Luật Tố tụng hành chính (TTHC) năm 2010, nay là Luật TTHC năm 2015 và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có những quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính (THAHC) và trách nhiệm đôn đốc, theo dõi việc THAHC của các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) (Theo Luật TTHC năm 2010 thì cơ quan THADS được giao trách nhiệm đôn đốc việc THAHC, đến Luật TTHC năm 2015 thì được sửa đổi thành trách nhiệm theo dõi việc THAHC).  

Cần cơ chế pháp lý nâng cao địa vị pháp lý của chấp hành viên (13/08/2021)

Theo quy định tại Điều 17 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014(Luật THADS) thì Chấp hành viên (CHV) là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật THADS.Trong quá trình tổ chức thi hành án (THA), vai trò của  CHV đặc biệt quan trọng, là người giữ vị trí trung tâm của mọi hoạt động THADS. Tuy nhiên, quy định về quyền năng của CHV còn nhiều bất cập.

Khó khăn khi thi hành Bản án, Quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay (13/08/2021)

Khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 ( Luật THADS) quy định về những Bản án, Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị, bao gồm:  Bản án, Quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên thực tiễn tổ chức thi hành án đối với những bản án, quyết định được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị vẫn còn một số vướng mắc cần hoàn thiện.

Nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Hệ thống Thi hành án dân sự (04/08/2021)

Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Hệ thống Thi hành án dân sự đã đạt được những kết quả nổi bật, góp phần củng cố sự tin tưởng của nhân dân về hiệu quả và quyết tâm của Đảng ta trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì nguy cơ xảy ra tham nhũng, tiêu cực trên các mặt công tác thi hành án dân sự còn hiện hữu và một số tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chưa kịp thời được khắc phục. Trong bài viết này, tác giả nêu lên những kết quả nổi bật trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong Hệ thống Thi hành án dân sự giai đoạn 2013 - 2020, nguy cơ tham nhũng, tiêu cực và tồn tại, hạn chế cần khắc phục; đồng thời thời rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Giao tiếp ứng xử của Chấp hành viên - kỹ năng quan trọng trong tổ chức thi hành án (28/07/2021)

Thi hành án dân sự là công tác phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến các quyền về tài sản, nhân thân của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.Trong đó giữ vai trò trung tâm của hoạt động thi hành án dân sự là Chấp hành viên, người được nhà nước trao cho nhiều quyền năng trong quá trình tổ chức thi hành án theo thẩm quyền. Tuy nhiên hiệu quả thi hành án lại không chỉ phụ thuộc vào quyền năng đó mà là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó khả năng giao tiếp, ứng xử của Chấp hành viên với đương sự khi thực hiện nhiệm vụ có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Định mức việc thi hành án dân sự đối với Chấp hành viên (22/07/2021)

Trong hoạt động thi hành án dân sự, Chấp hành viên có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả công tác thi hành án.Trong đó, quy định định mức việc thi hành án dân sựphù hợp, khoa học đối với Chấp hành viên là một trong những yếu tố then chốt, quyết định hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Chấp hành viên. Bài viết dưới đây đi sâu phân tích một số vấn đề liên quan đến thực trạng định mức công việc đối với Chấp hành viên và đưa ra một số giải pháp,kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật về vấn đề này.
Các tin đã đưa ngày: