Sign In

Một số khó khăn, vướng mắc sau hơn 12 năm thực hiện Luật Thi hành án dân sự (15/06/2021)

Thể chế hóa chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng về công tác THADS, đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác THADS trong tình hình mới, ngày 14/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật THADS. Với nhiều quy định được kế thừa có chọn lọc từ Pháp lệnh THADS năm 2004 và đặc biệt là những quy định mới về trình tự, thủ tục THADS, Luật THADS đã tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với hoạt động THADS. Bên cạnh những tác động tích cực, sau hơn 12 năm thực hiện Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn một số nội dung chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế, thiếu thống nhất với các lĩnh vực pháp luật có liên quan, chưa có sự điều chỉnh kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn THADS, cần có sự tổng hợp để có biện pháp giải quyết.

Thực trạng thi hành án tín dụng, ngân hàng, vướng mắc từ thực tiễn và giải pháp, kiến nghị (15/06/2021)

Trước tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid hiện nay thì tốc độ phục hồi kinh tế chậm, thị trường bất động sản trầm lắng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng lên. Để giải quyết “cục máu đông” này, không chỉ riêng ngành ngân hàng mà cần phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong bối cảnh đó, hoạt động của các cơ quan THADS cũng có vai trò quan trọng đối với việc thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Theo số liệu thống kê, trong những năm qua các vụ việc thi hành án cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng tăng nhanh về việc và về tiền (năm 2020 cao gấp 1.4 lần về việc, gấp 1,5 lần về tiền so với năm 2017). Việc phải tổ chức thi hành án để thu hồi số tiền có giá trị rất lớn cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng cũng tạo ra áp lực  lớn cho các cơ quan THADS nói chung và các Chấp hành viên nói riêng.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05: Học tập, làm theo Bác và nêu gương (01/06/2021)

Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, ngày 18/5/2021, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Kết luận 01-KL/TW về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Hoàn thiện quy định về chi trả, thanh toán tiền thi hành án (24/05/2021)

(PLVN) -Chi trả, thanh toán tiền thi hành án là một trong những tác nghiệp quan trọng của chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án, tuy nhiên thủ tục chi trả, thanh toán tiền trong thi hành án dân sự hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện.

Một số bàn luận về cách phân loại việc thi hành án chủ động - theo yêu cầu trong thi hành án dân sự (06/05/2021)

“Phân loại việc thi hành án dân sự” là dựa vào các căn cứ và tiêu chí nhất định để phân chia, sắp xếp các việc thi hành án dân sự (THADS) có cùng tính chất giống nhau vào cùng một nhóm (loại). Khoản 9 Điều 3 Luật THADS quy định: Mỗi quyết định thi hành án là một việc thi hành án, theo đó, cách xác định “việc thi hành án” được dựa trên quyết định thi hành án. Mỗi Quyết định thi hành án là một văn bản do Thủ trưởng cơ quan THADS có thẩm quyền ban hành để thi hành một hoặc nhiều khoản của những bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục THADS, làm căn cứ cho Chấp hành viên lập hồ sơ và tổ chức việc thi hành án, nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia vào việc thi hành án[1].

Nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hành chính (08/04/2021)

Công tác thi hành án hành chính là lĩnh vực còn mới so với thi hành án dân sự và thi hành án hình sự, đến nay, còn nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn. Bài viết nghiên cứu quy định của pháp luật về thi hành án hành chính đặt trong mối quan hệ với pháp luật khác có liên quan. Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, từ đó nghiên cứu đưa ra kiến nghị, đề xuất giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác này.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ, công chức ngành Tư pháp, Thi hành án dân sự (30/03/2021)

Trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta cũng như trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác cán bộ. Theo Người, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc…, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”. Nghiên cứu về cán bộ và công tác cán bộ, Cố Tổng Bí thư Trường Chinh đã khẳng định: “… Cán bộ là vốn quý nhất”. Thật thế, vì ai thi hành chủ trương, ai chấp hành nhiệm vụ? Cố nhiên toàn dân, nhưng trước hết phải là cán bộ, nghĩa là những người xung phong, tích cực đem đường lối, chủ trương, chính sách đó tuyên truyền trong quần chúng, tổ chức, hướng dẫn quần chúng thi hành, làm gương mẫu cho nhân dân thi hành.

Kê biên, xử lý tài sản là động sản để thi hành án - Một số khó khăn từ thực tiễn (30/03/2021)

Trong các loại tài sản bị kê biên, xử lý để thi hành án thì động sản là loại tài sản phổ biến. Bên cạnh một số ưu điểm như giá trị tài sản thường tương ứng với khoản phải thi hành án; tính thanh khoản cao…thì việc kê biên, xử lý loại tài sản này cũng còn nhiều hạn chế. Bài viết dưới đây sẽ phân tích một số vướng mắc từ thực tiễn tổ chức thi hành án đối với loại tài sản này, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.

Hoàn thiện quy định về người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự (30/03/2021)

Khoản 4 Điều 3 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi là Luật THADS) quy định: Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ( Người có QLNVLQ) là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự.

"Cần hoàn thiện quy định về thời hạn trong thi hành án dân sự" (16/03/2021)

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Trong thi hành án dân sự (THADS), việc xác định các mốc thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với chấp hành viên(CHV) và các bên đương sự. Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng các quy định pháp luật về các mốc thời hạn trong THADS vẫn còn nhiều vướng mắc.
Các tin đã đưa ngày: