Sign In

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA NGÀNH THADS TỈNH KIÊN GIANG (14/12/2021)

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng tới phát triển Chính phủ điện tử là xu thế tất yếu, rất nhiều nước trên Thế giới đã thực hiện, đặc biệt là các nước phát triển và đang phát triển. Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà, tham nhũng, tiết kiệm chi phí, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH HỘI NGHỊ GÓP Ý DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA CHẤP HÀNH VIÊN CƠ QUAN THADS (02/11/2021)

Chiều ngày 28/10/2021, tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang Cục trưởng Cục THADS tỉnh đồng chí Nguyễn Văn Vũ chủ trì hội nghị trực tuyến về góp ý dự thảo Quyết định và tờ trình của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS ban hành bộ tiêu chí phân công nhiệm vụ của Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Cục THADS tỉnh Kiên Giang (30/09/2021)

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh. Làm quy hoạch cán bộ tốt sẽ tạo điều kiện để kiện toàn tổ chức và đổi mới cán bộ một cách thường xuyên, bảo đảm được tính kế thừa và liên tục trong đội ngũ cán bộ, có quy hoạch cán bộ mới có thể xây dựng được kế hoạch cán bộ. Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; Hướng dẫn số 15-HD/BCHTW, ngày 05/11/2012 và Hướng dẫn số 06-HD/BCHTW, ngày 24/02/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện công tác quy hoạch cán bộ các cấp; Quyết định số 88-QĐ/BCSĐ ngày 06/12/2018 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp và các Kế hoạch của Tổng cục Thi hành án dân sự về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Tư pháp và Tổng cục THADS. Trong những năm qua Lãnh đạo Cục THADS tỉnh Kiên Giang thường xuyên quan tâm, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp với vị trí việc làm để đưa vào quy hoạch, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý đảm bảo tiêu chuẩn, trình độ năng lực theo quy định của pháp luật. Từ đó góp phần nâng cao năng lực công tác, thay đổi phong cách làm việc theo hướng tích cực, thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả hơn, đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong thi hành án dân sự (23/09/2021)

Thi hành án dân sự (THADS) là hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền về tài sản và nhân thân của các bên đương sự, để giải quyết việc thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải tiến hành nhiều thủ tục như: Thông báo, xác minh, áp dụng các biện pháp đảm bảo, biện pháp cưỡng chế thi hành án…Đây là một khâu công tác cực kỳ khó khăn và nan giải vì thực tế đã thường xảy ra trường hợp không chấp hành (thậm chí mang tính chống đối, bất hợp tác) của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ yếu là người phải thi hành án). Do đó, Cơ quan THADS không thể một mình thực hiện tốt các công việc trên, mà cần có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan. Ngoài việc phải tuân thủ pháp luật để đảm bảo mọi quyết định, hành vi của Cơ quan THADS và Chấp hành viên được tốt, thì Cơ quan THADS cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức, ban, ngành liên quan trong THADS là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của công tác THADS.

Thực trạng thi hành án tín dụng, ngân hàng từ thực tiễn tại Chi cục THADS thành phố Rạch Giá (05/07/2021)

Trước tình hình kinh tế trong nước và tại địa bàn thành phố Rạch Giá tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 hiện nay thì tốc độ phục hồi kinh tế chậm, thị trường bất động sản trầm lắng, ngư trường đánh bắt cạn kiệt, trước đây từng là thế mạnh của tỉnh, là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại thành phố Rạch Giá tăng lên. Trong bối cảnh đó, hoạt động của cơ quan THADS cũng có vai trò quan trọng đối với việc thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng.

CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG (16/03/2021)

        Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khi được chấp hành nghiêm chỉnh có tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật. Vì vậy, hoạt động thi hành án có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giữ vững kỷ cương phép nước, củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế. Hiến pháp 2013 khẳng định: "Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành". Thi hành án dân sự là một bước cuối cùng trong tố tụng.

NỖ LỰC GIẢM ÁN DÂN SỰ TỒN ĐỌNG P3 (19/05/2020)

Bài 3: Án chuyển sau, tồn đọng còn nhiều Dù ngành thi hành án dân sự (THADS) tỉnh thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu được giao về tổ chức thi hành (TCTH) án, tuy nhiên số lượng án chuyển kỳ sau giải quyết còn chiếm tỷ lệ cao. Khá nhiều vụ việc tồn đọng, kéo dài nhưng chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm.  

Bài 4: VƯỢT KHÓ TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (19/05/2020)

Bài 4: Vì sao án chậm thi hành?
  Theo các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) hai cấp trong tỉnh, số lượng án tồn đọng, chậm thi hành chiếm tỷ lệ khá cao do nhiều nguyên nhân. Qua phân tích các nguyên nhân này thấy rằng thực tế quá trình tổ chức thi hành án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Bài cuối: Tập trung gỡ khó, giải quyết án tồn ( NỖ LỰC GIẢM ÁN DÂN SỰ TỒN ĐỌNG ) (19/05/2020)

Trong bối cảnh số vụ án thụ lý thi hành mỗi năm mỗi tăng, số vụ việc năm trước chuyển sang năm sau còn chiếm tỷ lệ cao, án tồn đọng còn nhiều đòi hỏi ngành thi hành án dân sự (THADS) đề ra nhiều giải pháp hữu hiệu để thực hiện tốt hơn công tác THADS.
Các tin đã đưa ngày: