Ủy thác xử lý tài sản và một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện

Cơ chế ủy thác xử lý tài sản là một cơ chế hoàn toàn mới trong hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự từ trước đến nay. Do đó, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2022 đã quy định rất rõ căn cứ, trình tự, thủ tục cũng như trách nhiệm, sự phối hợp giữa các cơ quan thi hành án dân sự ủy thác và nhận ủy thác. Cụ thể:

Một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc áp dụng các quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 liên quan đến thi hành án hành chính và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện

Sau hơn sáu năm triển khai thực hiện các quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã góp phần bảo đảm thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, các quy định của Hiến pháp 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền công dân; tạo hành lang pháp lý quan trọng đưa các mặt công tác thi hành án hành chính từng bước đi vào nề nếp, từ công tác quản lý nhà nước đến sự chuyển biến trong kết quả thi hành án hành chính, qua đó góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, công dân, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ trong bộ máy hành chính nhà nước.

Sửa đổi Luật Thi hành án dân sự cần toàn diện và sát với thực tiễn công tác thi hành án dân sự

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và năm 2022. Qua 14 năm thực hiện Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý cơ bản đảm bảo cho công tác thi hành án hiệu lực, hiệu quả; vị trí, vai trò của các cơ quan Thi hành án dân sự được tăng cường; hiệu quả công tác thi hành án dân sự được nâng cao; trình tự thủ tục thi hành án dân sự được quy định đầy đủ, cụ thể hơn, dễ thực hiện hơn, mối quan hệ phối hợp trong thi hành án dân sự, nhận thức và chấp hành pháp luật về thi hành án dân sự của các cá nhân, tổ chức được nâng lên. Bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án được thực thi trên thực tế, đồng thời đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân theo quy định pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản - Vấn đề pháp lý đặt ra đối với việc bảo quản vật chứng

Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ cơ bản, quan trọng, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội. Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS) quy định vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Thực trạng công tác thi hành án hành chính và sự cần thiết phải nghiên cứu, bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động thi hành án hành chính

Thi hành án nói chung trong đó có hoạt động thi hành án hành chính là quá trình hiện thực hóa bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực trên thực tế. Thi hành án hành chính có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm thực thi công lý, là “khâu cuối cùng để công lý được thực thi”[1],. Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hành chính là yêu cầu tất yếu nhằm góp phần bảo đảm xây dựng thành công chế độ pháp chế xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân ở Việt Nam. Một trong những giải pháp then chốt để nâng cao hiệu quả thi hành án hành chính là hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động thi hành án hành chính.
 

Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác thi hành án tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Thi hành án dân sự nói chung, thi hành án về tín dụng ngân hàng nói riêng là hệ quả phát sinh từ hoạt động xét xử của Tòa án, do cơ quan thi hành án tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật. Hoạt động thi hành án dân sự bao gồm các nguyên tắc, trình tự, thủ tục và biện pháp, cách thức khác nhau nhằm thực hiện các bản án, quyết định dân sự của toà án đã góp phần trực tiếp, tích cực vào việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân; thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh thông qua hoạt động thu hồi nợ, làm giảm nợ xấu và mở rộng tín dụng; bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động…

Các nguyên tắc và quy định mang tính nhân đạo của pháp luật thi hành án dân sự

Pháp luật THADS là một bộ phận cấu thành trong hệ thống pháp luật Việt Nam, vì vậy các nguyên tắc và quy định pháp luật THADS cũng được áp dụng cùng những nguyên tắc đặc thù của pháp luật nói chung, gồm những quan điểm chỉ đạo, quán triệt trong toàn bộ tổ chức và hoạt động. Đồng thời, mục đích của hoạt động THADS là nhằm thực thi công lý, khôi phục lại tình trạng ban đầu các quyền và lợi ích đã bị xâm hại, bảo đảm công bằng, công lý, do vậy, các nguyên tắc và quy định của pháp luật THADS còn mang tính nhân đạo, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do cơ bản của con người.

Một số đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm công vụ của Chấp hành viên

Là người được Nhà nước giao trách nhiệm tổ chức thi hành án, khi thực thi nhiệm vụ, Chấp hành viên nhân danh công quyền, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các quyết định của mình. Nhà nước trao cho Chấp hành viên quyền được sử dụng quyền lực Nhà nước để đảm bảo việc thi hành án, thể hiện rõ nhất là được sử dụng biện pháp cưỡng chế để buộc tất cả các chủ thể có nghĩa vụ (cho dù người đó là ai, với chức vụ, quyền hạn gì...) phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên. Với những quyền năng quan trọng như vậy nên mỗi lời nói, hành động của Chấp hành viên không chỉ tác động đến quyền, lợi ích của các bên mà còn tác động tâm lý, phản ứng tức thì tới hành động, lời nói của những người có liên quan.

Một số lưu ý khi áp dụng Biện pháp bảo đảm trong Thi hành án dân sự

Việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án là hết sức cần thiết để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Các biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của Luật THADS năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 bao gồm: Phong tỏa tài khoản, tài sản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ và Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm cần lưu ý mộ số vấn đề sau: