Một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp trong công tác theo dõi, đôn đốc việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính năm 2023

Trong những năm gần đây, công tác chấp hành pháp luật tố tụng và thi hành án hành chính (THAHC) được Quốc hội, Chính phủ và nhân dân cả nước rất quan tâm. Trong năm 2022, Chính phủ đã có chỉ đạo sát sao đối với Bộ Tư pháp, các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác THAHC; Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã thực hiện giám sát chuyên đề việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính (TTHC) trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND, UBND nhằm nâng cao hiệu quả công tác THAHC, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước.
 

Một số điểm mới về Hợp đồng lao động trong Hệ thống THADS

Ngày 30/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Nghị định số 111/2022/NĐ-CP) thay thế quy định về Hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ), theo đó:
 

Khó khăn vướng mắc của cơ quan THADS trong việc xác định người phải thi hành hành chính chậm thi hành án để kiến nghị xử lý trách nhiệm

Thi hành án hành chính (THAHC) là việc thi hành trên thực tế các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật, trừ quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính. Theo đó, người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính.
 

Thi hành bản án, quyết định về lao động và một số vấn đề cần hoàn thiện

Trong hoạt động THADS, thi hành các bản án, quyết định về lao động (sau đây gọi tắt là thi hành án lao động) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ lao động, giúp nâng cao an sinh xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thông qua việc xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chấm dứt hợp đồng lao động… tuy nhiên thực tiễn tổ chức thi hành các bản án, quyết định về lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung đi sâu phân tích một số vấn đề chung về thi hành án lao động, tổng hợp một số khó khăn, bất cập phát sinh từ các quy định pháp luật cũng như từ thực tiễn, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế liên quan đến trình tự, thủ tục thi hành án lao động.
 

Một số khó khăn từ thực tiễn tổ chức thi hành khoản án phí

Án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan có thẩm quyền quy định. Án phí bao gồm: Án phí hình sự; Án phí dân sự gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; Án phí hành chính. Mức án phí, lệ phí tòa án được quy định cụ thể tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án(Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14). Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2014(Luật THADS), án phí, lệ phí tòa án là một trong những loại việc cơ quan THADS chủ động ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành. Tuy nhiên, việc tổ chức thi hành án đối với khoản án phí trong thực tiễn vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành bản án liên quan đến việc thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (được ban hành năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2015 và năm 2016) quy định về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác nhằm phát triển thủy sản.

Bất cập trong quy định pháp luật và áp dụng pháp luật về hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự

Đấu giá tài sản để thi hành án dân sự là một trong các biện pháp xử lý tài sản đã được Chấp hành viên cơ quan thi hành án tổ chức kê biên (tài sản này có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hoặc của người thứ 3 bảo đảm cho việc thi hành các phán quyết của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền). Hoạt động đấu giá tài sản để thi hành án giữ vai trò nhất định trong việc đánh giá hiệu quả của biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự. Cũng như các tài sản khác, tài sản để thi hành án được đưa ra đấu giá phải thông qua hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản được ký kết giữa Chấp hành viên cơ quan THADS với tổ chức đấu giá. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự thì chủ sở hữu tài sản được hiểu là Chấp hành viên (người được phân công tổ chức thi hành vụ viêc) thực hiện. Vì vậy, về nguyên tắc, Chấp hành viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong hoạt động lựa chọn, ký kết và thực hiện hợp đồng đấu giá tài sản thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản. Thực tiễn theo dõi công tác này cho thấy, bán đấu giá tài sản hiện còn rất nhiều vướng mắc, bất cập từ trong chính quy định pháp luật cũng như trong việc áp dụng, vận dụng pháp luật trên thực tiễn, có thể kể đến một số nội dung như sau:

 

Hiệu lực của chứng thư thẩm định giá tài sản – vấn đề vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự

Định giá là thủ tục không thể thiếu trong những vụ việc THADS phải xử lý tài sản để thi hành án. Việc định giá là cơ sở để tính toán giá trị tài sản của người phải thi hành án hoặc của người thứ ba, từ đó xác định mức giá khởi điểm của tài sản đã kê biên để đưa ra bán đấu giá hoặc thi hành nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án. Là một hoạt động thường gắn liền với biện pháp cưỡng chế thi hành án nên hoạt động này đã có những quy định cụ thể, rõ ràng, tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan THADS và Chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ đúng pháp luật, hiệu quả. Tuy nhiên, việc định giá, trong đó có thẩm định giá tài sản thi hành án lại do các tổ chức có thẩm quyền về hoạt động thẩm định giá thực hiện, cơ quan THADS phải ký kết Hợp đồng để thực hiện quy trình nghiệp vụ này trong quá trình xử lý tài sản để tổ chức THADS. Đây là trình tự, thủ tục có khả năng làm thay đổi kết quả thi hành án, nếu thực hiện tốt thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc thi hành án, ngược lại sẽ làm quá trình thi hành án bị chậm trễ, dễ phát sinh sai sót, khiếu nại, tố cáo thậm chí là bồi thường nhà nước hoặc trách nhiệm hình sự của Chấp hành viên. Một trong những vấn đề đang rất nóng, vướng hiện nay về thẩm định giá chính là vấn đề về “hiệu lực của chứng thư”. Đây là nội dung hiện còn rất nhiều quan điểm khác nhau, chưa thống nhất được các ngành liên quan. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin đưa ra nội dung vướng mắc và các quan điểm cụ thể giải quyết như sau: