Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và khiếu nại về thi hành án dân sự

Khiếu nại là một quyền hiến định, được quy định tại Điều 74 của Hiến pháp năm 1992, đến Hiến pháp năm 2013 quyền này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 30 “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Báo cáo thống kê việc thi hành án cấp dưỡng như thế nào cho đúng

Việc thi hành án khoản cấp dưỡng là loại việc tất cả các cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện, cấp tỉnh đều có, nhưng biểu mẫu báo cáo kết quả công tác hàng tháng, năm của chấp hành viên và cơ quan Thi hành án hiện nay còn có bất cập. Thiết nghĩ cần phải có hướng dẫn đảm bảo phản ánh đúng kết quả việc thi hành án và thống nhất chung với các chấp hành viên, các cơ quan Thi hành án, tránh phiền hà cho dân. Để góp ý, kiến nghị với cấp có thẩm quyền tôi xin nêu vấn đề và rất mong những ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp.

Ưu tiên thanh toán trong thi hành án dân sự, chỉ được thực hiện khi đủ điều kiện.

Hệ thống các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự hiện nay đang dần được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho chấp hành viên và cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Như đã biết, nhiệm vụ của cơ quan Thi hành án dân sự, mà trực tiếp chấp hành viên là người có trách nhiệm đảm bảo hiệu lực trên thực tế của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tính hiệu quả trong việc này phụ thuộc trước hết vào tính khách quan, công bằng trong phán quyết của bản án, quyết định đó. Ngoài ra, tính minh bạch, rõ ràng trong các quy định của pháp luật cũng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Xin nêu và phân tích một vụ việc cụ thể để thấy rõ tầm quan trọng cũng như vướng mắc mà chấp hành viên và cơ quan Thi hành án dân sự gặp phải.

Có phải ra quyết định thi hành án hay không?

Căn cứ để đưa ra thi hành các bản án, quyết định dân sự là vấn đề quan trọng trong quá trình thi hành án dân sự. Những căn cứ này phải được pháp luật quy định rất chặt chẽ và đồng bộ, đây là xuất phát điểm ban đầu nhưng rất cơ bản để quá trình thi hành án dân sự được thực hiện đúng pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có nhiều tình huống phát sinh mà chưa có văn bản pháp luật nào quy định, nên việc xử lý của các cơ quan Thi hành án chưa thống nhất, dưới đây là một tình huống:

Một số khó khăn, vướng mắc khi triển khai tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi và kiến nghị các giải pháp khắc phục

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã giành một Chương, với 04 Điều quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự (Chương VII, từ Điều 162 đến Điều 165). Ngoài ra, tại Điều 118 đến Điều 121 của Luật Thi hành án dân sự quy định về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự đối với một số trường hợp cụ thể, thì chấp hành viên đang tổ chức thi hành án có quyền xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền) khi đương sự không thực hiện yêu cầu hay quyết định của chấp hành viên. Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự còn được thực hiện trên cơ sở Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Thông báo về kết quả thi hành án cho Tòa án

Thông báo về kết quả thi hành án cho Tòa án là một chế định mới, được quy định tại Điều 52a, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thi hành án dân sự (bản Dự thảo lần thứ 5).

Thay đổi tư duy để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự là việc đưa bản án, quyết định của Toà án; quyết định, phán quyết của trọng tài Thương mại, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, ra thi hành trên thực tế. Có thể nói, việc đưa các quyết định của cơ quan có thẩm quyền ra thi hành trên thực tế là công việc hết sức khó khăn và phức tạp, nó hoàn toàn không đơn giản như một số người vẫn hiểu lầm về công tác thi hành án dân sự theo cách nghĩ “Tòa xử sao thì cứ thế mà thi hành”.

Trách nhiệm của cơ quan Thi hành án dân sự đối với bản án, quyết định trong thi hành án dân sự

Cơ quan Thi hành án dân sự tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định của pháp luật. Trong quá trình tổ chức thi hành án, nếu phát hiện bản án, quyết định tuyên không rõ, khó thi hành thì có quyền yêu cầu Tòa án giải thích, đính chính hoặc bản án, quyết định có vi phạm pháp luật thì có quyền kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định theo quy định của pháp luật.