Đôi điều về phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và trong hoạt động tư pháp nói riêng, bởi lẽ, thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng, là hoạt động thực thi phán quyết của Tòa án liên quan đến các vấn đề về tài sản trong các bản án hình sự, dân sự, lao động, hành chính, kinh tế, hôn nhân và gia đình.v.v. bảo đảm cho quyết định có hiệu lực của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân theo Hiến pháp năm 2013.

Nhiều khó khăn, vướng mắc trong thi hành án tín dụng, ngân hàng tại Hà Nội cần được giải quyết

Việc thi hành án dân sự liên quan tổ chức tín dụng, ngân hàng, đặc biệt là liên quan đến thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội tại Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết.

Một số khó khăn, vướng mắc và bài học rút ra từ thực tiễn xác minh điều kiện thi hành án

Xác minh điều kiện thi hành án là thủ tục rất quan trọng trong thi hành án dân sự đã được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự. Xác minh điều kiện thi hành án, đặc biệt là xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là hoạt động có tính chất quyết định đối với thành công của việc thi hành án dân sự.

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2018, trong đó Chủ tịch nước yêu cầu Hệ thống thi hành án dân sự tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo, tăng cường đối thoại trực tiếp với công dân, không để phát sinh những vụ khiếu nại, tố cáo vượt cấp, phức tạp, kéo dài. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước, ngay từ đầu năm Hệ thống Thi hành án dân sự đã tập trung tổ chức, thực hiện nghiêm quy định về tiếp công dân, Tổng cục Thi hành án dân sự đã đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự địa phương giải quyết triệt để các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài.

Chuyển nhượng tài sản khi bản án, quyết định bị tuyên hủy

Việc người phải thi hành án tìm mọi cách để tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án là một vấn đề không mới, tuy nhiên các quy định của pháp luật hiện nay vẫn chưa có biện pháp đấu tranh hiệu quả đối với hành vi này. Bên cạnh những trường hợp người phải thi hành án cố tình bán tài sản khi bản án quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì còn có cả những trường hợp người phải thi hành án cố tình chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho tài sản… trong cả các giai đoạn khác để nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
 

Cưỡng chế thi hành án dân sự về giao con theo án tuyên

Thi hành án dân sự về giao con theo án tuyên là một trong những loại việc gặp nhiều khó khăn, bởi liên quan đến các quyền con người, quyền công dân, đặt biệt là quyền trẻ em mà cả thế giới phải bảo vệ. Quyền trẻ em Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể trong Luật trẻ em năm 2016, các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, cá nhân đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ trẻ em. 

Vai trò của Trưởng thôn trong quá trình tổ chức việc thi hành dân sự

Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động tổ chức thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại. Quá trình tổ chức thi hành án dân sự là một quá trình đa dạng, phức tạp, trải qua nhiều trình tự, thủ tục luật định. Để giải quyết việc thi hành án dân sự, trong quá trình tác nghiệp cần có sự tham gia, phối hợp của rất nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân ở những vai trò, vị trí khác nhau.

Vài cảm nhận qua thực tiễn xử lý tài sản sau khi cưỡng chế kê biên

Trong hoạt động thi hành án dân sự, các bên đương sự có quyền tự định đoạt, thỏa thuận nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được bản án, quyết định của Tòa án ghi nhận. Quyền tự định đoạt cũng như nội dung, phương thức thỏa thuận đó của đương sự phải tuân thủ quy định pháp luật và không được trái với đạo đức xã hội hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích của bên thứ ba.

Khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án từ quy định đến thực tiễn

Luật Thi hành án dân sự quy định trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Nhiều giải pháp thi hành án liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng ở Hà Nội

Thực tiễn thi hành án liên quan đến tổ chức tín dụng ngân hàng tại các cơ quan thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội 5 tháng đầu năm cho thấy tổng số thụ lý loại việc này là 3.399 việc với số tiền 13.814.822.395.000 đồng; trong đó năm trước chuyển sang 2.868 việc với số tiền 9.338.558.140.000 đồng, thụ lý mới 531 việc với số tiền 4.476.264.256.000 đồng. Tổng số phải thi hành 3.382 việc, với số tiền 13.668.534.178.000 đồng; trong đó số có điều kiện thi hành 2.665 việc với số tiền 10.705.736.171.000 đồng, số chưa có điều kiện 717 việc với số tiền 2.962.798.008.000 đồng.