Công tác thi hành án tín dụng, ngân hàng năm 2022 có nhiều khởi sắc, kết quả thi hành án tăng cả về việc và tiền so với năm 2021, tỷ lệ thi hành xong đạt và vượt chỉ tiêu được giao.

Mặc dù hậu quả của đại dịch COVID-19 vẫn còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế của nước ta, nhất là hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục và sự nỗ lực của toàn hệ thống các cơ quan THADS, công tác thi hành án TDNH năm 2022 đã có nhiều khởi sắc, kết quả thi hành án TDNH tăng cả về việc và tiền so với năm 2021.

Chi cục THADS TP. Thái Nguyên: Nhiều nỗ lực trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng

Xác định công tác thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, trong thời gian qua, Chi cục THADS TP. Thái Nguyên đã quán triệt đến toàn thể công chức và triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị, các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là việc thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Hiệu quả tiếp công dân đối thoại và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ quan THADS Vĩnh Phúc

Xác định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Trong những năm qua, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được Cấp ủy, Lãnh đạo Cục THADS Vĩnh Phúc chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ hàng tháng, các buổi sinh hoạt chuyên đề hàng năm về nghiệp vụ THADS về nâng cao hiệu quả trong công tác đối thoại, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời quán triệt, triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về công tác thi hành án nói chung, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng phù hợp với tình hình thực tiễn tại các cơ quan THADS trên địa bàn tỉnh, vì vậy đạt được hiệu quả ngày càng cao trong công tác này, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.

Một số vướng mắc khi ra quyết định thi hành án

Quyết định thi hành án có vai trò đặc biệt quan trọng, khởi động toàn bộ quá trình thi hành án. Việc ra quyết định thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 23,Điều 36 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014(Luật THADS), Điều 6, Điều 7 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS(Nghị định số 62/2015/NĐ-CP); Điều 1 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC và Thông tư số 01/2016/TT-BTP quy định về hệ thống biểu mẫu nghiệp vụ THADS.

Một số vướng mắc khi tổ chức thi hành án liên quan đến đất đai trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Thời gian qua, các quy định về thi hành án dân sự liên quan đến đất đai như Luật Thi hành án dân sự, Luật Đất đai đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm tạo thuận lợi cho việc thi hành các bản án dân sự nói chung, đặc biệt là các bản án mà đối tượng phải thi hành là đất đai. Tuy nhiên, việc thi hành án đối với các bản án dân sự liên quan đến đất đai vẫn còn rất nhiều khó khăn, phức tạp đối với các cơ quan tòa án, thi hành án cũng như đối với các bên liên quan. Bởi vì ngay bản thân các giao dịch liên quan đến đất đai luôn có tính chất phức tạp hơn so với các đối tượng khác (tiền hoặc động sản…), đòi hỏi phải được tiến hành công phu bằng phương tiện kỹ thuật, đo đạc chính xác từ quá trình xác minh hiện trạng thực tế, kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản, xác định các đối tượng có quyền và lợi ích liên quan,…nhằm tránh những sai sót, khiếu nại, tố cáo ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên.

Yên Dũng, Bắc Giang: Tổ chức cưỡng chế giao tài sản thành công

(PLVN) -Vừa qua, Chi cục THADS huyện Yên Dũng đã phối hợp với các cơ quan chức năng để tổ chức cưỡng chế giao trả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cho người được thi hành án theo quyết định của Bản án xét xử có hiệu lực pháp luật.

Kết quả rõ nét nhờ vận động tự nguyện thi hành án

(PLVN) -Để giải quyết dứt điểm các vụ, việc phức tạp, từng bước hạn chế tình trạng án tồn đọng, các cơ quan THADS đã triển khai quyết liệt các giải pháp, trong đó công tác vận động, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.

Đổi mới phương thức thu, nộp tiền trong thi hành án dân sự

Quyết định số 86/QĐ-BTP ngày 17/01/2020 của Bộ Tư pháp ban hành chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 đã khẳng định: “Đấy mạnh hiện đại hóa hành chính trong các lĩnh vực hành chính tư pháp để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân... Tiếp tục tăng số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp độ 4; cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt bằng nhiều phương tiện khác nhau”.

Thi hành án – Nghề nguy hiểm

(PLVN) -Bị đe dọa, tấn công, gây thương tích …là những mối hiểm hoạ mà người làm công tác thi hành án dân sự đang phải đối mặt hàng ngày khithi hành nhiệm vụ.

Giao tiếp ứng xử của Chấp hành viên - kỹ năng quan trọng trong tổ chức thi hành án

Thi hành án dân sự là công tác phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến các quyền về tài sản, nhân thân của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.Trong đó giữ vai trò trung tâm của hoạt động thi hành án dân sự là Chấp hành viên, người được nhà nước trao cho nhiều quyền năng trong quá trình tổ chức thi hành án theo thẩm quyền. Tuy nhiên hiệu quả thi hành án lại không chỉ phụ thuộc vào quyền năng đó mà là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó khả năng giao tiếp, ứng xử của Chấp hành viên với đương sự khi thực hiện nhiệm vụ có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.