Phú Yên với sự phối hợp nhịp nhàng của các cấp, các ngành trong cưỡng chế giao nhà thi hành án dân sự

Có thể nói, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cuối cùng mà chấp hành viên lựa chọn áp dụng sau khi đã thực hiện các biện pháp động viên, thuyết phục người phải thi hành án không hợp tác, không tự nguyện thi hành. Vẫn biết, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất, nhân thân của người phải thi hành án, gặp phải sự chống đối quyết liệt của đương sự, đồng thời đây là giai đoạn rất dễ bị khiếu nại, tố cáo. Chính vì vậy, chấp hành viên, cơ quan Thi hành án dân sự cần phải thận trọng áp dụng đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.

Tòa án có được quyền hủy quyết định kê biên của cơ quan thi hành án dân sự hay không

Nội dung vụ việc, bà Trương Thị Lệ là người phải thi hành án đã chuyển nhượng tài sản của mình cho ông Đinh Văn Thành (việc chuyển nhượng được thực hiện sau khi Tòa án quận 2 xét xử sơ thẩm việc tranh chấp đòi tài sản giữa bà Thái Mộng Minh và bà Trương Thị Lệ). Sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật Trương Thị Lệ không còn tiền, tài sản để thi hành án cho bà Thái Mộng Minh nên cuối tháng 10/2013, Chi cục THADS quận 2 ra Quyết định cưỡng chế kê biên căn nhà mà bà Lệ đã bán cho ông Thành. Ông Thành không đồng ý quyết định cưỡng chế này nên khởi kiện bà Lệ ra Tòa án quận 2.

Xác định thế nào cho đúng trường hợp từ chối yêu cầu thi hành án nếu bản án không xác định cụ thể người phải thi hành án và nghĩa vụ phải thi hành

Tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự quy định: Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp bản án, quyết định không xác định cụ thể người phải thi hành án và nghĩa vụ phải thi hành”.
 

Thực trạng thi hành án kinh doanh thương mại – giải pháp nâng cao hiệu quả trong thời gian tới

Thi hành có hiệu quả phần dân sự trong các bản án, quyết định của Tòa án, của Trọng tài Thương mại và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh là một trong những phương thức nhằm đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, tăng cường pháp chế trong thi hành án dân sự. Trong những năm vừa qua (kể từ tháng 7/1993), kể từ khi công tác thi hành án dân sự được chuyển từ Tòa án sang Chính phủ quản lý, công tác thi hành án dân sự dần đi vào nền nếp và đạt được một số kết quả nhất định. Nhiều bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đã được tổ chức thi hành dứt điểm. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một số lượng đáng kể bản án, quyết định với số tiền, giá trị tài sản phải thi hành lớn chưa được thi hành, đặc biệt là những vụ án lớn liên quan đến tranh chấp về kinh doanh thương mại. Trong phạm vi bài viết này, dưới góc nhìn thực tiễn, tác giả đánh giá về thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả, hiệu quả việc thi hành án kinh doanh thương mại trong thời gian tới.

Kết quả thực hiện Quy chế số 01/QCLN/NHNNVN-BTP ngày 18/3/2015 về phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự

Sau hơn 01 năm triển khai thực hiện Quy chế số 01/QCLN/NHNNVN-BTP ngày 18/3/2015 phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự từ trung ương đến địa phương, với sự nỗ lực, tích cực chỉ đạo của 02 ngành Trung ương đã phát huy tối đa vai trò quan trọng trong công tác phối hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm sự thống nhất trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, tạo chuyển biến tích cực trong công tác thi hành án dân sự liên quan đến tín dụng, ngân hàng.

Bài học kinh nghiệm trong công tác THADS nhiệm kỳ 2011 – 2015 và những định hướng lớn của nhiệm kỳ 2016 - 2020

Tại Hội nghị triển khai công tác THADS năm 2016 vừa diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong 2 ngày 11 và 12/12/2015, bên cạnh nội dung “Báo cáo về kết quả công tác THADS năm 2015, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu năm 2016” như các năm trước, năm nay trong không khí cả nước đang hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, các cơ quan THADS đã tiến hành tổng kết, đánh giá lại kết quả công tác THADS của cả nhiệm kỳ 2011 - 2015. Nhìn lại nhiệm kỳ 2011 - 2015, trong điều kiện số việc và tiền thụ lý mới tiếp tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, nhất là về tiền (trên 30%), cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, tổ chức, bộ máy đang trong quá trình hoàn thiện, thể chế pháp luật về THADS còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, song được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự quan tâm, giám sát chặt chẽ của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn Đại biểu Quốc hội và các cơ quan báo chí và đặc biệt là tinh thần nỗ lực, phấn đấu vươn lên, khắc phục mọi khó khăn của toàn thể đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, các cơ quan cơ quan THADS đã triển khai thực hiện và hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; công tác THADS ngày càng có sự chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, đặc biệt là sau khi Quốc hội khóa XIII ban hành Nghị quyết số 37/2012/QH13 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án (sau đây gọi là Nghị quyết số 37). Nổi bật trên một số mặt công tác sau đây:

Hoãn thi hành án do đương sự bỏ địa chỉ

Trong thời gian qua, lượng việc chuyển kỳ sau tại các Chi cục tương đối nhiều. Trong số đó phải nói đến án hoãn do đương sự bỏ địa chỉ (Khoản 1 điều 48 Luật thi hành án dân sự năm 2008). Thực tế có một bất cập khi người phải thi hành án vắng mặt tại địa chỉ trong bản án. Nhưng họ chuyển đến ở mới ngay   xã, phường liền kề, họ có tài sản, có điều kiện thi hành án mà cơ quan thi hành án vẫn ban hành quyết định hoãn. Thậm chí trong nội thành có trường hợp đương sự bỏ địa chỉ chuyển đến ngay sau trụ sở Chi cục thi hành án mà công an phường nơi người phải thi hành án chuyển đi cũng không nắm được. Điều đó cho thấy vấn đề quản lý  nơi cư trú của người phải thi hành án cần được đặt ra.  Luật cư trú năm 2006 không điều chỉnh vấn đề quản lý nhà nước đối với người phải thi hành án. Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 tại điểm c khoản 2 điều 7a quy định Nghĩa vụ của người phải thi hành án  thông báo cho cơ quan thi hành án khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú mới của mình. Nếu người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ trên thì sẽ như thế nào thì luật chưa có quy định rõ. Do vậy, lý do bỏ địa chỉ của đương sự dẫn đến việc phân loại án tại Chi cục tỷ lệ án không có điều kiện thi hành sẽ cao. Cho nên, cần có giải pháp  để giảm bớt án hoãn đưa những án này vào dạng có điều kiện thi hành khi xác minh được địa chỉ mới của đương sự.

Từ một bài báo, nghĩ về một quyết định của Tòa án

Trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự, ngày 18/04/2012 có bài “Bài học về công tác thi hành án dân sự sau vụ ông Đoàn Văn Vươn” của Vụ nghiệp vụ 2 – Tổng cục Thi hành án dân sự.

Bàn về thủ tục ra quyết định thi hành án dân sự

Quyết định thi hành án dân sự là văn bản đầu tiên, được đánh số bút lục 1 trong mỗi hồ sơ thi hành án. Việc ra quyết định thi hành án đúng sẽ làm cơ sở vững chắc, là kim chỉ nam cho những giai đoạn thi hành án tiếp theo và ngược lại. Do đó, các quy định về việc ra quyết định thi hành án dân sự cần phải chuẩn chỉ, rõ ràng, cụ thể để việc áp dụng pháp luật được thuận lợi. Trong thời gian qua, việc áp dụng các quy định về vấn đề ra quyết định thi hành án còn nhiều ý kiến trái chiều và nhiều quan điểm khác nhau đòi hỏi phải có sự tổng hợp, nghiên cứu để sửa đổi các quy định này cho phù hợp.