Bàn về Chỉ tiêu giảm việc thi hành án dân sự chuyển kỳ sau

Công tác thi hành án dân sự hàng năm được tính từ ngày 01/10 năm trước đến ngày 30/9 năm kế tiếp. Kết quả đạt được trong một năm của từng chấp hành viên, từng Chi cục Thi hành án, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố được tính trên cơ sở tỷ lệ thi hành án đạt được. Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn đề cập đến các chỉ tiêu thi hành án được giao hàng năm, nhất là tỷ lệ giảm việc tồn đọng hiện nay thực sự đang là “gánh nặng” đối với chấp hành viên.

Thấy gì từ việc tổng kết 04 năm thi hành Luật Thi hành án dân sự về giải quyết khiếu nại, tố cáo tại tỉnh Quảng Ngãi

Luật thi hành án dân sự năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01/7/2009 đánh dấu sự phát triển và hoàn thiện pháp luật về Thi hành án dân sự. Với các quy định mới về cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Thi hành án dân sự từ Trung ương đến địa phương; quy định trình tự, thủ tục thi hành án hành án dân sự; về mối quan hệ giữa các cơ quan hữu quan…làm tăng cường hiệu quả công tác tổ chức thi hành án dân sự cũng như hiệu quả công tác quản lý hoạt động thi hành án dân sự, góp phần thiết thực giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Pháp Lệnh Thi hành án dân sự năm 2004.

Những khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành phần dân sự trong bản án hình sự tại tỉnh Tây Ninh

Tây Ninh là tỉnh đứng thứ 4 toàn quốc về số lượng vụ việc thi hành án (đứng sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Tiền Giang). Hiện nay, với tổng số vụ việc thụ lý là gần 25 ngàn, tính trung bình hiện nay mỗi chấp hành viên phải xử lý gần 500 vụ việc/1 năm, thậm chí có huyện lên tới hơn 800 vụ việc. Gần đây các cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bộ Tư pháp và Tổng cục Thi hành án dân sự từ việc được tiếp nhận 10 chấp hành viên biệt phái của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như: thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… các cơ quan Thi hành án dân sự còn nhận được sự chỉ đạo, hỗ trợ của Tổng cục Thi hành án dân sự về nghiệp vụ thi hành án cũng như nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc có khó khăn, vướng mắc, phức tạp, tồn đọng kéo dài. Đặc biệt là vụ việc có khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành phần dân sự trong Bản án hình sự dưới đây:

Thực tiễn giải quyết bồi thường nhà nước trong cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ngãi và một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết bồi thường.

Kể từ thời điểm thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ngãi đã thụ lý và giải quyết bồi thường đối với 02 vụ, đó là Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã giải quyết bồi thường với số tiền bồi thường là 72.553.500 đồng đối với bà Trần Thị Xanh, ông Nguyễn Hồng Phương, ở thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã giải quyết bồi thường với số tiền bồi thường là 2.308.750.000 đồng đối với bà Huỳnh Thị Nga, ông Võ Văn Học, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Những khó khăn trong việc trả tiền, tài sản, giấy tờ cho người được thi hành án là phạm nhân.

Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án đang ở trong trại giam đã khó nhưng thi hành án dân sự đối với người được thi hành án là phạm nhân trong những trường hợp trả lại tài sản khó hơn nhiều lần. Vì nếu như những trường hợp người phải thi hành án là phạm nhân phải nộp án phí, tiền phạt, bồi thường… thì có thể người nhà sẽ nộp thay; còn trong trường hợp trả lại tiền, giấy tờ, tài sản cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù giam thì người nhà muốn đến nhận thay phải có giấy uỷ quyền của người đang chấp hành án trong trại giam. Để có được giấy uỷ quyền để trả tài sản cho người nhận uỷ quyền đã rất khó, nhưng người được uỷ quyền có đến nhận tài sản không còn là một vấn đề khó khăn hơn trong công tác thi hành án đối với những vụ việc này.

Công tác phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự với các cơ quan, Ban ngành và cấp Ủy chính quyền địa phương một hướng đi đúng đắn.

“Cơn bão” suy thoái kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt nam và đồng nghĩa với việc đã phát sinh rất nhiều vụ kiện tranh chấp hợp đồng, kiện đòi nợ giữa các tổ chức kinh tế, cá nhân với tính chất vô cùng phức tạp.

Xây dựng Kế hoạch công tác hàng năm về thi hành án dân sự tại các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định

Xây dựng Kế hoạch công tác hàng năm về thi hành án dân sự là một nội dung mới được thực hiện đối với hệ thống các cơ quan Thi hành án dân sự. Trước khi có Luật Thi hành án dân sự, theo Chương trình công tác hàng năm của Ngành Tư pháp, Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác chung cho toàn Ngành. Việc chưa rõ mô hình tổ chức của hệ thống Thi hành án dân sự dẫn đến việc xây dựng kế hoạch công tác thi hành án dân sự (đặc biệt là các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương) còn chưa được cụ thể, rõ ràng, thậm chí còn chưa sát với nhiệm vụ công tác của Ngành.

Thi hành án dân sự: Dễ trên lý thuyết, khó trong thực tế

Thi hành án dân sự là việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án đã có hiệu lực phát luật hoặc chưa có hiệu lực nhưng được thi hành ngay trên thực tế. Có người cho rằng, bản án, quyết định của Tòa án như là “bản vẽ“ hay là “bài lý thuyết” mang tính hướng dẫn, còn việc tổ chức thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự là “người thợ xây” hay là hoạt động đưa bài lý thuyết đó “thực hành trên thực tế”. Lý thuyết đúng sẽ đi vào thực tiễn nhanh, ngược lại lý thuyết không phản ánh đúng thực tế thì chậm đi vào thực tiễn, thậm chí có lúc không thể thực hiện trên thực tế được. Trong thực tiễn, khi tổ chức thi hành án, có trường hợp nếu nhìn nhận sự việc chỉ từ bản án, quyết định của tòa án không thôi thì chưa thấy hết tính chất của nó, vì vậy để tổ chức thi hành án theo đúng bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp này trên thực tế lại hoàn toàn không dễ. Nhiều người cho rằng, khi tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án không có gì là khó cả, các phán quyết của Tòa án đã vạch sẵn đường đi, Chấp hành viên cứ thế tổ chức thi hành theo quyết định của bản án là xong. Phải khẳng định rằng, quan niệm như thế là không sai nhưng chỉ đúng một phần, vì thực tế của việc thi hành án thường phát sinh rất nhiều vấn đề mà khi xét xử Tòa án có thể chưa nhìn nhận hoặc khi đánh giá một vụ việc người ta có thể chưa thấy hết được vấn đề.

Sơn La: Vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư số 22/2011/BTP ngày 02/12/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự

Ngày 02/12/2012, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 22/2011/TT-BTP (có hiệu lực từ ngày 20/01/2012, sau đây gọi tắt là Thông tư số 22) với nhiều quy định mới thay thế Thông tư số 06/2007/TT-BTP ngày 05/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số thủ tục hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện cho thấy một số quy định về vấn đề chi trả tiền trong thi hành án của Thông tư số 22 chưa phù hợp với quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản liên quan.

Thi hành án hành chính: Đừng thấy khó mà “nản”

“Án hành chính, xử đã khó, thi hành còn khó hơn” - đó là nhận định của nhiều chấp hành viên khi phải thi hành các bản án hành chính, bởi theo họ đây là loại án “nhạy cảm, động chạm”. Tuy nhiên, nếu không thi hành thì họ như phải “đi giữa hai làn đạn” bởi sẽ bị bên được kiện đòi quyền lợi.