Thực tiễn trong chỉ đạo tổ chức thi hành một vụ việc thi hành án khó khăn, phức tạp

Thi hành dứt điểm bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan Thi hành án dân sự nhằm nâng cao kết quả thi hành án, giảm việc thi hành án chuyển kỳ sau luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và dư luận quần chúng nhân dân. Trong những năm qua, được sự quan tâm xác đáng, sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của các cơ quan có thẩm quyền, cùng với sự nỗ lực cố gắng của của toàn thể cán bộ, công chức và người lao động trong Ngành Thi hành án dân sự, số lượng bản án, quyết định thi hành xong hàng năm đều tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế trong thi hành án dân sự cần được khắc phục, nhất là tình trạng việc thi hành án chưa được tổ chức thi hành dứt điểm phải chuyển kỳ sau không ngừng tăng lên, trong đó có việc thi hành phần quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, đã thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Dẫn đến hạn chế này có nhiều nguyên nhân, trong đó, các đối tượng phải thi hành án phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đa phần có điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù giam, liên quan đến tập đoàn kinh tế lớn hoặc phải thi hành số tiền quá lớn…Trong số đó, vụ việc khó khăn nhất gần đây trong thi hành án phần dân sự mà khi tuyên án, Tòa án không tuyên tài sản bảo đảm thi hành án là vụ án hình sự liên quan đến Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (gọi tắt là vụ Vinashin) - nay là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC).

05 khó khăn cơ bản trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Xác minh điều kiện thi hành án là một thủ tục rất quan trọng, không thể thiếu trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, là cơ sở pháp lý để chấp hành viên đề ra những biện pháp thi hành phù hợp đối với từng vụ việc cụ thể. Do đó, làm thế nào để việc xác minh thi hành án có được kết quả chính xác nhất, hiệu quả nhất luôn là vấn đề được các chấp hành viên nói riêng, các cơ quan Thi hành án dân sự hết sức quan tâm.

Bán tài sản sở hữu chung để thi hành án

Vợ chồng lấy nhau không đăng ký kết hôn, người vợ phải thi hành án số tiền 493.000.000 đồng và lãi suất chậm thi hành án. Chấp hành viên xác định nhà và quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ, chồng nên đã tiến hành cưỡng chế kê biên, bán đấu giá nhà và quyền sử dụng đất để thi hành án. Sau khi bị cưỡng chế, người chồng khiếu nại không thành, đã khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản chung theo thông báo chia tài sản chung của chấp hành viên. Kết quả giải quyết của Tòa án, người chồng được quyền sở hữu, sử dụng nhà, quyền sử dụng đất và có nghĩa vụ thanh toán gía trị tài sản cho vợ và trả nợ ngân hàng. Cơ quan Thi hành án dân sự vẫn tổ chức cưỡng chế và bán tài sản để thi hành án. Người chồng khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy kết quả bán đấu giá tài sản thành. Vụ án đã được Tòa án thụ lý, đang tiến hành giải quyết. Xung quanh việc bán tài sản chung để thi hành án có nhiều quan điểm khác nhau về giải quyết vụ việc. Để tiện việc theo dõi, trao đổi chúng tôi tóm tắt vụ việc sau đây.

Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và khiếu nại về thi hành án dân sự

Khiếu nại được ghi nhận tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013 “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Những khó khăn, vướng mắc thi hành Thông tư 22/2011/TT-BTP ngày 02/12/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự.

Thông tư số 22/2011/TT-BTP về cơ bản đã góp phần tháo gỡ được một số khó khăn, vướng mắc tồn tại khi áp dụng các thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự, đồng thời giúp các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương thực hiện thống nhất và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc sau đây xin được nêu ra để Ban soạn thảo của Tổng cục sửa đổi và các đồng nghiệp có cách nhìn mới hơn khi áp dụng:

Vướng mắc trong thực tiễn áp dụng biện pháp bảm đảm thi hành án dân sự và một số giải pháp

Trong thực tế tổ chức thi hành án cho thấy, nhiều trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ thi hành án có tài sản nhưng trốn tránh, tẩu tán, hủy hoại tài sản dẫn đến không còn điều kiện thi hành án.Trong khi đó, thời gian từ khi xác minh đến khi tổ chức cưỡng chế phải thực hiện rất nhiều thủ tục, trình tự kéo dài, khó khăn trong quá trình thực hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Để ngăn chặn các hành vi nêu trên của người phải thi hành án, kịp thời khắc phục những bất cập và tạo hành lang pháp lý cho chấp hành viên thực thi nhiệm vụ, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã quy định các biện pháp bảo đảm thi hành án trong Mục 1 Chương IV, từ Điều 66 đến Điều 69 gồm 03 biện pháp: Phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản của người phải thi hành án. Các quy định trên đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 của Nghị định 58/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009. Đây hoàn toàn là điểm mới của Luật thi hành án dân sự và Nghị định hướng dẫn thi hành so với các quy định về thi hành án dân sự trước đây, đặt những cơ sở pháp lý để chấp hành viên tiến hành các hoạt động thi hành án nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của người phải thi hành án, đảm bảo các bản án, quyết định được thi hành một cách triệt để và hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian gần 5 năm thi hành theo Luật thi hành án dân sự, các chấp hành viên rất hạn chế áp dụng các biện pháp bảo đảm này, vì quá trình áp dụng gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Do đó, trong tiến trình sửa đổi Luật thi hành án dân sự, một trong những nội dung đề xuất cần sửa đổi là các quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án.

Thực trạng giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo bức xúc, phức tạp, tồn đọng, kéo dài về thi hành án dân sự

Công tác thi hành án dân sự là một trong những công tác nhạy cảm vì liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Các quyền và lợi ích hợp pháp này đã được ghi nhận trong các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, việc hiện thực hóa các quyền này được thực hiện thông qua cơ quan Thi hành án dân sự. Do đó, việc thi hành bản án, quyết định của tòa án theo quy định pháp luật sẽ động chạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nên dẫn đến nhiều khiếu nại, tố cáo.

Tổng kết thực tiễn bốn năm triển khai thực hiện và góp ý Dự thảo sửa đổi Luật Thi hành án dân sự năm 2014

Luật Thi hành án dân sự ra đời năm 2008, có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2009, là văn bản pháp lý cao nhất trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở thời điểm hiện tại. Sau bốn năm áp dụng Luật Thi hành án dân sự, nhận thấy công tác thi hành án dân sự đã có những chuyển biến thực sự tích cực. Bộ máy tổ chức các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương nhanh chóng được kiện toàn, số lượng cán bộ, công chức thi hành án dân sự tăng kể cả về số và chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự được minh chứng qua kết quả thi hành án dân sự của từng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước, đã được chính quyền các cấp và quần chúng nhân dân tin tưởng, ghi nhận. Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng Luật Thi hành án dân sự năm 2008 nhận thấy Luật cũng còn một số điểm hạn chế, tồn tại cần sửa đổi hoàn thiện.

Án khó thi hành

Thuật ngữ "án khó thi hành" thường được cơ quan Thi hành án dân sự hay dùng để chỉ những bản án, quyết định của Tòa án khó thi hành trên thực tế. Vậy, thế nào được gọi là án khó thi hành?

Một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng Luật Thi hành án dân sự 2008

Nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực Tư pháp phù hợp với mục tiêu của chiến lược xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng năm 2020 và Chiến lược cải cách Tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW năm 2005 của Bộ Chính trị, ngày 14/11/2008 Quốc Hội đã thông qua Luật Thi hành án dân sự gồm 9 chương, 183 điều. Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009.