Một vài ý kiến về việc thi hành án có liên quan đến lãi suất chậm thi hành án đối với vàng

Hiện nay, trong thực tiễn việc tổ chức thi hành án, một số cơ quan Thi hành án dân sự gặp phải một số vướng mắc liên quan đến lãi suất chậm thi hành án đối với vàng. Đó là trường hợp trong Bản án của Toà án chỉ tuyên khoản lãi suất chậm thi hành án đối với tiền mà không tuyên khoản lãi suất chậm thi hành án đối với vàng mà người được thi hành án làm đơn yêu cầu thi hành cả khoản lãi suất chậm thi hành án đối với vàng. Tôi xin đưa ra một vài luận điểm để giải quyết tình huống này như sau:

Đóng góp sửa đổi Luật Thi hành án dân sự năm 2008

Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009. Sau khi Luật Thi hành án dân sự được ban hành, ngày 29/12/2008 Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 2425/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Luật Thi hành án dân sự và Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Luật này, Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành hơn 20 văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự. Luật thi hành án dân sự năm 2008 ban hành trên cơ sở kế thừa những quy định phù hợp của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, bổ sung những vấn đề thực tiễn và dự liệu những vấn đề phát sinh để kịp thời điều chỉnh, áp dụng. Tuy nhiên, sau hai năm triển khai thực hiện, Luật thi hành án dân sự đã bộc lộ một số hạn chế cần được sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Luật Thi hành án dân sự có nhiều tác động tích cực nhưng còn hạn chế, vướng mắc

Ngày 14/11/2008, Quốc hội nước ta thông qua Luật THADS và Nghị quyết thi hành Luật này, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009. Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân và chỉ đạo các cơ quan Tư pháp, THADS địa phương triển khai nhiều biện pháp thực hiện Luật THADS. Các cơ quan THADS địa phương và trong quân đội đã tiến hành sơ kết hai năm thi hành Luật THADS gửi báo cáo về Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp đã tổ chức 03 Đoàn khảo sát tại 03 miền gồm 09 địa phương là thành phố Hồ Chí Minh, Long An, An Giang, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi, Hà Nội, Hải Phòng và Hải Dương.

Sa Thầy (Kon Tum): Con đánh người, bố mẹ chống thi hành án

Vụ án xảy ra, khoảng 19h ngày 02/02/2007, cậu ấm Lê Đại Dương cùng các chiến hữu của mình, gồm: Phạm Công Đoàn; Lương Văn Đồi và Ngô Xuân Quảng, cùng nhau đi đánh anh Phạm Ngọc Anh (trú cùng thôn với ông Đương). Khi đi Đoàn cầm kiếm, Đồi cầm dao làm bằng lưỡi cưa, Quảng và Dương mỗi người cầm một gậy le. Trên đường đi có thêm Trần Văn Tùng đi theo, cả bọn đến nhà anh Phạm Ngọc Anh, trong nhà tắt điện. Tùng cầm cuốc đập vào cửa, khoảng 15 phút sau anh Anh nhảy qua cửa sổ chạy ra ngoài. Cả bọn đuổi theo, được khoảng 600m thì đuổi kịp anh Anh. Đoàn cầm kiếm, Đồi cầm dao, Dương cầm gậy đánh anh Anh, gây thương tích tỷ lệ thương tật 15% tạm thời cho anh Phạm Ngọc Anh.

Lúng túng trong việc thi hành nghĩa vụ giao người chưa thành niên cho người khác nuôi dưỡng

Bản án sơ thẩm về hôn nhân gia đình số 44/HNGĐ-ST, ngày 12/11/2011 của Toà án nhân dân huyện B tuyên về quan hệ con chung như sau:
"Xử giao cháu Nguyễn Văn A, sinh ngày 20/10/2008 cho chị Trần Thị B nuôi dưỡng, chấp nhận sự tự nguyện của chị B không yêu cầu anh H cấp dưỡng nuôi con chung. Cháu A đang ở cùng với anh H, anh H được quyền đi lại thăm nom con chung, không ai được ngăn cản quyền này."

Tổ chức thi hành án đối với người phải thi hành án là Doanh nghiệp và các thành viên góp vốn của doanh nghiệp

Trong điều kiện đất nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, các loại hình doanh nghiệp hiện đang phát triển mạnh và có nhiều đóng góp đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để định hướng cho tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, ngày 29/11/2005, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Doanh nghiệp để điều chỉnh vấn đề này.

Phân biệt giữa "bồi thường" và "bồi dưỡng" để thu phí thi hành án cho đúng

Bản án số 16/2011/HSST, ngày 02/8/2011 của Toà án nhân dân huyện B xét xử đối với bị cáo Phạm Đình T về tội "dâm ô đối với trẻ em". Tại phần quyết định của bản án có tuyên về trách nhiệm dân sự:
"Buộc bị cáo Phạm Đình T phải bồi thường cho cháu Vũ Quỳnh N tổn thất về tinh thần, danh dự, nhân phẩm số tiền là 10 tháng lương tối thiểu chung (mỗi tháng 830.000 đồng), số tiền là 830.000 đồng x 10 tháng = 8.300.000 đồng. Số tiền này được trừ trong tổng số tiền 10.000.000 đồng bị cáo đã tự nguyện nộp tại Chi cục thi hành án dân sự huyện B trong quá trình điều tra. Số tiền còn lại là 1.700.000 đồng, chấp nhận sự tự nguyện của bị cáo Phạm Đình T bồi dưỡng sức khoẻ, danh dự cho cháu Vũ Quỳnh N. Bà Vũ Thị L là mẹ đẻ (người đại diện hợp pháp của bị hại) nhận thay cho cháu".

Trao đổi bài viết: “Để việc thoả thuận tại Toà án thuận lợi cho cơ quan thi hành án dân sự”

Sau khi đọc được bài viết của tác giả Lương Thanh Tùng có tiêu đề "Để việc thoả thuận tại Toà án thuận lợi cho cơ quan thi hành án dân sự", trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan, tôi xin có ý kiến tham gia, trao đổi đối với bài viết của tác giả, qua chuyên trang về công tác thi hành án dân sự để làm rõ hơn nội dung cũng như để các đồng chí là cán bộ công tác trong ngành thi hành án dân sự tham khảo.

Những vấn đề thực tiễn về xác minh, cung cấp thông tin và hướng hoàn thiện

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (LTHADS) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009, thay thế Pháp lệnh Thi hành án dân sự  năm 2004 đến nay đã hơn hai năm. Trong thời gian qua, LTHADS và các văn bản hướng dẫn thi hành đã phát huy được vai trò, vị trí của mình trong hệ thống pháp luật nói chung và trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự nói riêng.

Để việc thoả thuận tại Toà án thuận lợi cho cơ quan thi hành án dân sự

Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự số 09/2009/QĐST-HNGĐ, ngày 13/3/2009 của Toà án nhân dân huyện B giải quyết việc ly hôn giữa anh Vũ Văn T và chị Nguyễn Thị H. Về quan hệ con chung, quyết định ghi nhận như sau: