Nghiên cứu, đề xuất nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác thi hành án dân sự sau khi Luật Giao dịch điện tử sửa đổi năm 2023 có hiệu lực thi hành
(01/11/2023)
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) năm 2023 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, trong đó đã đưa ra nhiều chính sách quan trọng nhằm phát triển giao dịch điện tử như: bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Bảo đảm tự nguyện lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử; tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ, phương tiện điện tử, chữ ký điện tử, hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch điện tử, trừ trường hợp luật có quy định khác; Phát triển giao dịch điện tử toàn diện, toàn trình để thực hiện trọn vẹn từ đầu đến cuối quy trình bằng phương tiện điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số; tối ưu hóa quy trình, rút ngắn thời gian xử lý, thuận tiện hơn so với các phương thức giao dịch khác; Áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi, tạo điều kiện phát triển giao dịch điện tử; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực trong giao dịch điện tử, đặc biệt tại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Những chính sách đó đã góp phần khắc phục, khơi thông điểm nghẽn và tạo điều kiện thuận lợi chuyển đổi số trong rất nhiều lĩnh vực trong xã hội, trong đó, phải kể tới công tác thi hành án dân sự.
Nghiên cứu, đề xuất ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động THADS từ kinh nghiệm quốc tế
(27/10/2023)
Công nghệ số đã và đang phát triển một cách nhanh chóng, ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống xã hội, trong đó đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động THADS. Tại một số quốc gia như Nhật Bản, Phần Lan, Thái Lan,… công nghệ số cũng đã được ứng dụng trong THADS, theo đó, khái niệm tài sản kỹ thuật số được đã được làm rõ; đã có những quy định về số hóa các trình tự, thủ tục thi hành án; trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ thi hành án; các công cụ bảo đảm thi hành án và cách thức xác minh, thi hành đối với loại tài sản này. Từ đó tạo ra sự chuyển giao từ thủ tục thi hành án truyền thống sang thủ tục thi hành án dựa trên công nghệ số. Sự chuyển giao này đã góp phần tạo điều kiện tốt hơn cho các bên có liên quan trong THADS, đảm bảo công bằng, minh bạch, trách nhiệm và thông tin. Việc học hỏi, nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số từ các quốc gia trên thế giới có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác THADS tại Việt Nam.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong Hệ thống Thi hành án dân sự
(17/10/2023)
Trong những năm gần đây, công tác công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số được Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả và đạt được nhiều kết quả tích cực. Về cơ bản, hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư đã đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ của Bộ, Tổng cục THADS. Việc xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng trong hoạt động của Bộ, Ngành được tăng cường, từng bước đồng bộ và mang lại hiệu quả rõ rệt. Nguồn nhân lực về công nghệ thông tin được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần tích cực thay đổi lề lối, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo các cấp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành; phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng dịch vụ công của Bộ, Ngành Tư pháp. Cụ thể như sau:
Báo cáo thống kê THADS, thực trạng và giải pháp hoàn thiện
(25/05/2023)
Công tác thống kê thi hành án dân sự (THADS) có vai trò rất quan trọng trong việc phản ánh kết quả hoạt động tổ chức THADS đối với các cơ quan THADS các cấp và dự báo tình hình công tác THADS, đặc biệt trong việc đánh giá, hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch, bảo đảm thông tin cho công tác chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực THADS cũng như trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Công tác thống kê THADS góp phần giúp Chấp hành viên, cơ quan THADS, cơ quan quản lý THADS cũng như cơ quan, tổ chức và cá nhân hữu quan kịp thời đánh giá, xử lý những khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế trong công tác THADS.
Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong xây dựng pháp luật
(07/10/2022)
1. Tổng quan về ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng pháp luật.
Những năm gần đây, có thể thấy rằng, hầu hết mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội đều được thực hiện thông qua phương tiện điện tử, kết nối thông minh. Trong giai đoạn cả thế giới phải gồng mình chống chọi với đại dịch Covid 19 với những diễn biến phức tạp, khó lường thì việc ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ số trong nhiều ngành, lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu đã cho thấy hiệu quả của chiến lược chuyển đổi số ở nhiều quốc gia.
Thực trạng phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự và một số giải pháp hoàn thiện
(30/11/2021)
Chấp hành viên (CHV) là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 20 Luật Thi hành án dân sự (THADS) năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi tắt là Luật THADS). Theo quy định, CHV tổ chức thi hành bản án, quyết định theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan THADS. Tuy nhiên, chi tiết các vấn đề liên quan đến việc phân công nhiệm vụ đối với CHV như nguyên tắc phân công, hình thức phân công, tiêu chí phân công, trách nhiệm của người phân công, ... chưa được pháp luật quy định cụ thể. Do đó, thực tế các cơ quan THADS thường áp dụng tiêu chí phân công nhiệm vụ cho CHV theo cách hợp lý nhất, trong đó phương pháp phân công nhiệm vụ cho CHV theo địa giới hành chính (theo địa bàn) là phổ biến hơn cả.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trước yêu cầu rút ngắn thời gian thi hành án
(29/11/2021)
Trong những năm gần đây, công tác công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số được Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), đặc biệt quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong bối cảnh lượng án phải thi hành không ngừng tăng cao nhưng biên chế không tăng, thực hiện chủ trương của Đảng[1], chỉ đạo của Chính phủ[2], Thủ tướng Chính phủ[3] về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, thời gian qua, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS, các cơ quan THADS đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong THADS. Tuy nhiên, trước yêu cầu rút ngắn thời gian thi hành án thì việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số là rất cần thiết.
Thực trạng thi hành án có liên quan đến tài sản hộ gia đình thế chấp Ngân hàng
(14/07/2021)
Bản án số 32/2019/DS-ST ngày 28/01/2019 của Tòa án nhân dân thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang tuyên xử: “Buộc ông Lê Phú H và bà Nguyễn Thị P, địa chỉ: Ấp Tân Bình 2, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang phải trả cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam số tiền 120.531.538 đồng và lãi chậm thi hành án”. Sau khi đại diện Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam làm đơn yêu cầu thi hành án thì Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Long Mỹ ra Quyết định thi hành án và giao Chấp hành viên giải quyết theo quy định.