Vài cảm nhận qua thực tiễn xử lý tài sản sau khi cưỡng chế kê biên
Trong hoạt động thi hành án dân sự, các bên đương sự có quyền tự định đoạt, thỏa thuận nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được bản án, quyết định của Tòa án ghi nhận. Quyền tự định đoạt cũng như nội dung, phương thức thỏa thuận đó của đương sự phải tuân thủ quy định pháp luật và không được trái với đạo đức xã hội hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích của bên thứ ba.
Khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án từ quy định đến thực tiễn
Luật Thi hành án dân sự quy định trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Nhiều giải pháp thi hành án liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng ở Hà Nội
Thực tiễn thi hành án liên quan đến tổ chức tín dụng ngân hàng tại các cơ quan thi hành án dân sự ở thành phố Hà Nội 5 tháng đầu năm cho thấy tổng số thụ lý loại việc này là 3.399 việc với số tiền 13.814.822.395.000 đồng; trong đó năm trước chuyển sang 2.868 việc với số tiền 9.338.558.140.000 đồng, thụ lý mới 531 việc với số tiền 4.476.264.256.000 đồng. Tổng số phải thi hành 3.382 việc, với số tiền 13.668.534.178.000 đồng; trong đó số có điều kiện thi hành 2.665 việc với số tiền 10.705.736.171.000 đồng, số chưa có điều kiện 717 việc với số tiền 2.962.798.008.000 đồng.
Chú trọng bảo đảm thống nhất diện tích đất khi kê biên và giao tài sản cho người trúng đấu giá
Công tác xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác minh tài sản là quyền sử dụng đất cần được Chấp hành viên các cơ quan thi hành án dân sự chú trọng để đảm bảo khi bán đấu giá, giao tài sản cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thống nhất. Thực tiễn thi hành án dân sự cho thấy có trường hợp không chú trọng việc xác minh thông tin về thay đổi địa giới hành chính dẫn đến khi kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không đúng với thực tế biến động đất đai vì vậy đương sự khiếu nại về thi hành án dân sự.
Sóc Trăng thí điểm mô hình “Tổ vận động thi hành án dân sự”
Để phát huy vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong công tác thi hành án dân sự, năm 2017, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức quán triệt, chỉ đạo các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc nghiên cứu, đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tại địa phương cho phép thí điểm thành lập mô hình “Tổ vận động thi hành án dân sự”.
Giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng - Một số bất cập từ thực tiễn thi hành
Giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định là một loại việc thi hành án đặc thù của các vụ án hôn nhân và gia đình. Trong bối cảnh các vụ việc ly hôn ngày càng có xu hướng gia tăng như hiện nay thì số lượng các việc thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng mà các cơ quan thi hành án dân sự phải giải quyết ngày càng nhiều. Đây là một loại việc thi hành án rất phức tạp do đối tượng thi hành án ở đây không phải là tiền hay tài sản mà là con người. Việc cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thường rất nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của cả người được thi hành án, người phải thi hành án và đặc biệt là người chưa thành niên. Thậm chí còn có thể gặp phải sự cản trở, chống đối từ rất nhiều phía như gia đình, họ hàng, dư luận địa phương….nên rất khó khăn khi thực hiện.
Quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự
Kho vật chứng là một trong những cơ sở vật chất quan trọng trong việc tập trung, lưu giữ, bảo quản vật chứng, đồ vật và tài liệu khác đã thu thập được của các vụ án để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Vấn đề bảo quản vật chứng và quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, xã hội và pháp lý, góp phần đảm bảo thực thi pháp luật hiệu quả, toàn diện. Để đảm bảo chất lượng công tác quản lý kho vật chứng và áp dụng thống nhất các quy định về quản lý kho vật chứng trong thi hành án dân sự Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 01/2017/TT-BTP ngày 23/01/2017 về việc quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự.
Quy định về thanh toán tiền thi hành án với thực tiễn thực hiện
Thanh toán tiền thi hành án là hoạt động của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án để xử lý số tiền đã thu được. Việc thanh toán tiền cho người được thi hành án không chỉ đơn giản là việc viết phiếu và trả tiền mà nó hết sức phức tạp và dễ dẫn đến khiếu nại của người được thi hành án bởi vì trên thực tế đa số các vụ việc số tiền thi hành án mà cơ quan thi hành án dân sự thu được thường ít hơn số tiền mà người phải thi hành án có nghĩa vụ phải thi hành theo quyết định của Tòa án.
Quy định về công cụ hỗ trợ trong thi hành án dân sự - một số vấn đề pháp lý và thực tiễn
Ngày 20 tháng 06 năm 2017, Quốc hội đã thông qua Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018 thay thế cho Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2013. Có thể nói, cùng với các quy định của pháp luật thi hành án dân sự thì đây là cơ sở pháp lý mới, quan trọng giúp cho việc trang bị và sử dụng công cụ hỗ trợ đối với Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự có tính chuyên nghiệp, hiệu quả, bảo vệ tốt hơn tính mạng, sức khỏe của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án.