Sign In

Khó xử lý tài sản đặc thù trong thi hành án tín dụng ngân hàng (23/09/2019)

(PLVN) - Có nhiều tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng (TCTD) hợp pháp, đúng quy định nhưng trong quá trình thi hành án, việc xử lý tài sản để thu hồi khoản nợ xấu của các TCTD lại gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các tài sản đặc thù như: quyền khai thác khoáng sản, tài khoản bảo lãnh…

Cần sửa đổi tiêu chí từ chối yêu cầu thi hành án (18/09/2019)

(PLVN) -Theo Luật THADS, cơ quan THADS từ chối yêu cầu thi hành án trong trường hợp bản án, quyết định không xác định cụ thể người phải thi hành án và nghĩa vụ phải thi hành. Tuy nhiên, thực tế nhiều vụ việc chỉ cần một tiêu chí “không xác định được người phải thi hành án” hoặc “không xác định được nghĩa vụ phải thi hành án” là đã không tổ chức thi hành án được.

Khó tổ chức thi hành án khi doanh nghiệp “mất tích” (18/09/2019)

(PLVN) - Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, số lượng các vụ việc thi hành án liên quan đến đối tượng phải thi hành án là doanh nghiệp ngày càng gia tăng cả về số lượng và giá trị. Tuy nhiên thực tiễn tổ chức thi hành án đối với đối tượng này còn nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp “mất tích”.

Thỏa thuận thi hành án dân sự và một số vấn đề pháp lý liên quan (12/09/2019)

Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận là nguyên tắc đặc trưng của pháp luật dân sự[1], xuất phát từ tính độc lập về sở hữu, tính tự chủ, tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm về tài sản của các chủ thể. Đây là nguyên tắc cơ bản bao trùm trong toàn bộ các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ của các chủ thể trong thi hành án dân sự nói riêng.
Thỏa thuận thi hành án dân sự là sự tự nguyện của các đương sự[2] (người được thi hành án, người phải thi hành án) và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhằm bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, trao đổi để đi đến thống nhất thi hành một phần hay toàn bộ nội dung bản án, quyết định dân sự trên cơ sở quyền và nghĩa vụ dân sự đã được xác lập theo bản án, quyết định dân sự đó. Thỏa thuận thi hành án dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị - xã hội và pháp lý. Thỏa thuận thi hành án dân sự thành công không chỉ đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự mà còn là biện pháp thi hành án hiệu quả, bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa các đương sự, nâng cao ý thức pháp luật của người dân.
Vấn đề thỏa thuận thi hành án được quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 7a Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi là Luật Thi hành án dân sự) Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (sau đây gọi là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP).

Khó cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định (09/09/2019)

(PLVN) - Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định được áp dụng khi bản án, quyết định buộc người phải thi hành án phải thực hiện một công việc nhất định, ví dụ như: buộc tháo dỡ nhà xây dựng trái phép; ngăn chia ranh giới mặt đất; mở lối đi; cải chính tin tức sai sự thật...Tuy nhiên thực tiễn thi hành các loại việc này còn gặp nhiều vướng mắc.

Cần sửa đổi quy định về thanh toán tiền thi hành án (09/09/2019)

(PLVN) - Do chưa có sự thống nhất giữa các quy định của Luật Thi hành án dân sự (THADS), Nghị định số 62/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS và Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC về thanh toán tiền thi hành án, dẫn đến trong thực tiễn thi hành gặp rất nhiều khó khăn.

Cần bảo vệ quyền lợi của người mua được tài sản bán đấu giá trong thi hành án dân sự (30/08/2019)

Đấu giá tài sản là một dịch vụ ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Đấu giá tài sản là một trong những cách thức linh hoạt để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nói riêng phát triển một cách đa dạng. Qua phương thức bán đấu giá tài sản, giá trị của tài sản được phát huy cao nhất mà người bán tài sản mong muốn đạt được. Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự, quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều “lỗ hổng”, do đó, quyền lợi của người mua tài sản bán đấu giá chưa được bảo vệ một cách trọn vẹn, tối ưu nhất.

Hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị (30/08/2019)

Trong quá trình tổ chức thi hành án, hoãn thi hành án là một thủ tục mà cơ quan thi hành án dân sự thường xuyên áp dụng, là việc cơ quan thi hành án dân sự quyết định tạm dừng việc tổ chức thi hành bản án, quyết định khi có căn cứ pháp luật quy định. Hoãn thi hành án tác động trực tiếp đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án và người phải thi hành án. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng quy định hoãn thi hành án vẫn còn một số ý kiến khác nhau, đòi hỏi cần có hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất.

Khó khăn, vướng mắc trong việc xác định quyết định hành chính và đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. (29/08/2019)

Để xác định đối với các Quyết định thi hành án hoặc liên quan đến việc thi hành án của Cơ quan thi hành án có phải là quyết định hành chính không và các quyết định đó có thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không?

Có hoãn thi hành án khi Tòa thụ lý yêu cầu khởi kiện của người thứ ba? (21/08/2019)

(PLVN) - Ngoài những trường hợp hoãn thi hành án xuất phát từ những nguyên nhân khách quan thì cũng có trường hợp hoãn đang rất khó giải quyết vì nó liên quan đến người thứ ba. Điều này đã trực tiếp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.
Các tin đã đưa ngày: