Thực tiễn thực thi Công ước La-hay 1980 tại Hoa Kỳ
Hoa Kỳ ký tham gia Công ước La-hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em vào năm 1981, phê chuẩn năm 1988. Theo đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được chỉ định làm cơ quan trung ương để thực thi Công ước này.
Một số yếu tố làm suy yếu thi hành án tại In-đô-nê-xia
Theo pháp luật In-đô-nê-xia, một bản án phải có giá trị bắt buộc (mempunyai kekuatan hukum tetap, hiểu theo nghĩa đen là ‘có hiệu lực pháp luật vĩnh viễn’) thì mới có hiệu lực. Tuy khái niệm này thường được các luật sư nói đến và thường gặp trong giáo trình luật, văn bản pháp luật, phán quyết của tòa cũng như trên báo chí nhưng ý nghĩa của khái niệm này thường được mặc nhiên thừa nhận hơn là được giải thích. Chẳng hạn, In-đô-nê-xia có hai Bộ luật Tố tụng Dân sự - Herziene Indonesisch Reglement (HIR, áp dụng ở Java và Madura) và Reglement Buitengewesten (RBg, có hiệu lực trong phần còn lại của In-đô-nê-xia). Cả hai Bộ luật này đều không đề cập đến ý nghĩa của kekuatan hukum tetap.
Thi hành án dân sự, hành chính tại Hàn Quốc
Thủ tục thi hành án dân sự tại Hàn Quốc bao gồm thủ tục cưỡng chế thi hành và thủ tục xử lý tài sản. Trước đây, quy định về thi hành án dân sự tạo thành một phần của Đạo luật Tố tụng dân sự. Tuy nhiên, với việc ban hành Đạo luật Tố tụng dân sự mới, các quy định về thi hành án dân sự được tách riêng để tạo thành Đạo luật Thi hành án dân sự. Đạo luật Thi hành án dân sự chứa nhiều quy định mới nhằm cải tiến thủ tục thi hành án. Tại Hàn Quốc, công tố viên chỉ đạo và giám sát việc thi hành tất cả các bản án hình sự, như chỉ đạo và giám sát việc thi hành lệnh bắt, lệnh khám xét, tịch thu và các bản án hình sự chung thẩm. Việc này được tổ chức với sự tin tưởng rằng việc thi hành đúng đắn các lệnh của tòa cũng như việc bảo vệ các quyền cá nhân liên quan đến thi hành án sẽ được đảm bảo tốt nhất bằng cách giao các nhiệm vụ nói trên cho công tố viên, những người đại diện cho lợi ích công cộng.
Một số nét cơ bản về thi hành án dân sự tại Liên bang Nga
Việc thi hành các bản án được thừa nhận là bộ phận cấu thành chính yếu của một hệ thống tư pháp hiệu quả ở Liên bang Nga. Trong thập kỷ qua, Nga đã đầu tư một nguồn lực đáng kể để mở rộng và hoàn thiện hệ thống Chấp hành viên tòa án. Tính đến ngày 01/1/2009, biên chế cơ quan trung ương của Cục thi hành án liên bang là 483 Chấp hành viên tòa án, không kể đội ngũ cán bộ phục vụ và bảo vệ. Riêng đội ngũ Chấp hành viên tòa án làm việc tại các cơ quan của Cục thi hành án liên bang đóng tại địa phương thì định mức biên chế theo ngân sách được giao tính đến ngày 01/1/2011 là 84.352 người, cũng chưa kể lực lượng cán bộ phục vụ và bảo vệ.
Hội nghị khoa học và thực tiễn quốc tế lần thứ ba về thi hành án dân sự tại Liên bang Nga
Tiếp nối hai Hội nghị trước, cơ quan thi hành án liên bang của Liên bang Nga tiếp tục chủ trì tổ chức Hội nghị khoa học và thực tiễn về thi hành án dân sự lần thứ ba trên đất nước to lớn, giàu đẹp và mến khách của mình. Hội nghị đã diễn ra trong thời gian 03 ngày, từ ngày 05 đến ngày 07 tháng 6 năm 2012, tại thành phố Voronez, trung tâm hành chính của vùng Voronez, Liên bang Nga với chủ đề "Cưỡng chế thi hành các bản án của tòa án và các cơ quan khác liên quan đến pháp nhân (tổ chức và doanh nghiệp) - Những tồn tại, vướng mắc”.
Hội nghị khoa học và thực tiễn quốc tế về thi hành án dân sự lần thứ Nhất tại Liên bang Nga
Như bài viết “Tìm hiểu về lịch sử của Hội nghị khoa học và thực tiễn quốc tế thường niên của Liên bang Nga về thi hành án dân sự” đã giới thiệu, Hội nghị khoa học và thực tiễn quốc tế về thi hành án dân sự lần thứ Nhất do cơ quan thi hành án liên bang của Liên bang Nga tổ chức lần đầu tiên vào năm 2010. Chủ đề Hội nghị được lựa chọn là “ Cưỡng chế thi hành các bản án của Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác. Quyền hạn của các Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án”.
Một số nét cơ bản về thi hành án dân sự, hành chính tại Trung Quốc
Tại Trung Quốc, việc thi hành án dân sự và kinh tế do các đơn vị thi hành án của toà án tiến hành. Toà án cũng chịu trách nhiệm cưỡng chế thi hành các phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, tỷ lệ cưỡng chế thi hành các bản án và phán quyết trọng tài hiện còn thấp và đây được coi là một khó khăn mà các tòa án nhân dân hiện đang gặp phải. Trong các vụ án dân sự, tỷ lệ tự nguyện thi hành các bản án và phán quyết trọng tài của toà án rất thấp. Vì vậy, bộ phận thi hành án của toà án cần phải tiến hành thủ tục cưỡng chế thi hành. Một số ước tính cho biết tỷ lệ các vụ án không được thi hành khá cao, đến 50%, trong khi một số nguồn khác còn đưa ra con số cao hơn. Ngoài việc án có thể không được thi hành thì còn có vấn đề chậm thi hành hay chỉ thi hành được một phần giá trị phải thi hành án. Một trong những nội dung chính của chương trình cải cách tư pháp 5 năm là nâng cao năng lực của toà án nhân dân trong việc thi hành bản án. Chương trình cải cách đầu tiên đã được bắt đầu thực hiện từ năm 1999. Một trong những nỗ lực của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) trong việc tăng cường công tác thi hành án là việc ban hành các văn bản đặc biệt về thi hành án. Văn bản mới nhất là Luật tố tụng dân sự (TTDS) sửa đổi năm 2007 và văn bản của TANDTC Giải thích một số quy định trong việc áp dụng thủ tục thi hành án theo Luật TTDS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 2008.
Tìm hiểu về lịch sử của Hội nghị khoa học và thực tiễn quốc tế thường niên của Liên bang Nga về thi hành án dân sự
Hội nghị khoa học và thực tiễn quốc tế thường niên về thi hành án dân sự tại Liên bang Nga là Hội nghị được Cơ quan thi hành án liên bang của Liên bang Nga phối hợp với chính quyền các nước cộng hòa thuộc liên bang và các Trường Đại học lớn tổ chức hàng năm. Trên cơ sở tham vấn ý kiến cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng, mỗi năm, Hội nghị đưa ra và tập trung vào một chủ đề duy nhất, liên quan đến các khía cạnh khác nhau của quy trình tổ chức thi hành án dân sự để các nhà khoa học và người làm công tác thực tiễn của các quốc gia trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau.