Xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử : Số hóa việc quản lý công dân.
Suốt một thời gian dài ở nước ta, việc quản lý sổ sách hộ tịch chủ yếu bằng phương pháp thủ công (lữu giữ sổ giấy), việc này gây nhiều bất cập như có thể bị mối mọt, hỏng hóc, cháy nổ…Ở nhiều địa phương khi xảy ra thiên tai lũ lụt, sổ hộ tịch gần như không còn. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Cưỡng chế thi hành án:Càng ít, dân càng lợi
Nếu không tự nguyện thi hành án trong một thời gian do luật định, người phải thi hành án sẽ phải chịu biện pháp cưỡng chế thi hành. Và khi đã bị áp dụng biện pháp này thì đương sự phải chịu thêm nhiều khoản chi phí như chi phí cưỡng chế thi hành án, lãi suất chậm thi hành án...Vì thế,để hạn chế đến mức thấp nhất chi phí cho người phải thi hành án, cơ quan thi hành án luôn đề cao công tác vận động, thuyết phục họ tự nguyện thi hành.
Tổng cục Thi hành án dân sự làm việc với Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh về kết quả thi hành án dân sự 10 tháng năm 2012
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2012, ngày 03/8/2012, tại Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn công tác của Tổng cục Thi hành án dân sự bao gồm Lãnh đạo Tổng cục và lãnh đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Tổng cục do đồng chí Hoàng Sỹ Thành, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự dẫn đầu đã có buổi làm việc với Lãnh đạo chủ chốt của Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (Lãnh đạo Cục, Trưởng, Phó trưởng phòng các phòng chuyên môn thuộc Cục và Chi cục trưởng các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc) về kết quả công tác thi hành án dân sự 10 tháng năm 2012 của thành phố Hồ Chí Minh. Tham gia buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Hoài Thuận, Phó trưởng cơ quan Đại diện Bộ Tư pháp tại thành phố Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính tới dự và chỉ đạo.