Sign In

Cục THADS tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và các phương án xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 tại cơ quan

07/09/2021

Cục THADS tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và các phương án xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 tại cơ quan
Thực hiện Công văn số 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021 của Bộ Y tế và Công văn số 2895/TCTHADS-VP ngày 30/8/2021 của Tổng cục Thi hành án dân sự về việc hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ quan, đơn vị, Ngày 7/9/2021 Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tuyên Quang xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

 
         I. THÔNG TIN CHUNG
          1. Tên đơn vị: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tuyên Quang
          2. Tổng số công chức, người lao động: 28 người
          3. Số công chức, người lao động theo từng đơn vị
          - Cục trưởng: 01 người.
          - Phó Cục trưởng: 01 người.
          - Văn phòng Cục: 14 người.
          - Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án: 06 người.
          - Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo: 03 người.
          - Phòng Tổ chức cán bộ: 03 người.
          4. Cán bộ đầu mối phụ trách công tác phòng, chống dịch tại cơ quan
          - Họ và tên: đ/c Nguyễn Thu Huyền, Phó Chánh Văn phòng.
          - Số điện thoại: 0383.895.107
          - Email: huyennt.tqg@moj.gov.vn
          - Trình độ chuyên môn: Đại học
            II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
          1. Mục tiêu chung
          - Xác định nhiệm vụ phòng, chống Covid-19 là trọng tâm, cấp bách và thường xuyên của công chức, người lao động của cơ quan. Chấp hành nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của Bộ Y tế, các Bộ, ngành và địa phương trong công tác phòng, chống dịch.
          - Chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc Covid-19 (F0), nghi ngờ mắc Covid-19, tiếp xúc gần (F1), tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) tại đơn vị.
- Nhanh chóng ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của công chức, người lao động trong cơ quan và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện mục tiêu kép hạn chế tác động của dịch bệnh đến hoạt động của cơ quan.
          2. Yêu cầu
          - Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và công việc cụ thể, Cục thi hành án dân sự tỉnh xây dựng các phương án phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ quan theo các mức độ nguy cơ xẩy ra.
          - Chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, phương tiện và tổ chức diễn tập phòng, chống dịch Covid-19 theo các phương án đã đưa ra nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác phòng, chống dịch, bệnh Covid-19 tại cơ quan.
            III. XÁC ĐỊNH NGUY CƠ LÂY NHIỄM COVID-19
          1. Vị trí, đặc điểm tình hình của cơ quan
          1.1. Vị trí cơ quan
          - Về vị trí: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tuyên Quang có địa chỉ tại số 76, đường Trường Chinh, phường Tân Hà, TP Tuyên Quang, có các phía tiếp giáp như sau: Phía Đông giáp đường QLII; phía Tây giáp gara sửa chữa xe ô tô; phía Nam và phía Bắc giáp nhà dân.
          - Giao thông bên ngoài, trong cơ quan dễ dàng, thuận tiện cho việc triển khai nguồn lực, phương tiện khi có tình huống dịch xẩy ra.
          - Theo vị trí cơ cấu của trụ sở cơ quan Cục Thi hành án như trên các vị trí, khu vực thường xuyên tập trung đông người cụ thể:
          + Vị trí 1: Nhà bảo vệ của cơ quan là nơi đầu tiên tiếp xúc với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến liên hệ công việc.
          + Vị trí 2: Văn phòng, Bộ phận một cửa Cục Thi hành án dân sự là nơi thường xuyên liên hệ công việc của cá nhân, tổ chức.
          + Vị trí 3: Phòng tiếp công dân là nơi công chức Văn phòng, Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án, Phòng kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo thường xuyên tiếp công dân, giải quyết việc thi hành án.
+ Vị trí 4: Hội trường tầng 3 là nơi hội họp của cơ quan.
          1.2. Các vị trí thường xuyên tiếp xúc cần tăng cường vệ sinh khử khuẩn
          Tại cơ quan có những vị trí thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây bệnh cần tăng cường công tác vệ sinh và khử khuẩn (01 bộ tay vịn cầu thang; 01 bộ tay nắm cửa kính cường lực của sảnh chính nhà làm việc; 12 tay nắm cửa phòng làm việc của tầng 1 và tầng 2, hội trường tầng 3 và nhà bảo vệ, phòng tiếp công dân; 02 máy lọc nước, 07 điện thoại, máy tính gồm có 24 chiếc; 10 chiếc bàn tại phòng tiếp công dân và hội trường tầng 3).
          1.3. Các đơn vị cung cấp dịch vụ của cơ quan
          Cục Thi hành án dân sử tỉnh có Hợp đồng thỏa thuận với Bưu điện tỉnh Tuyên Quang trong việc cung cấp các dịch vụ công, nên thường xuyên có 02 cán bộ bưu tá đến cơ quan để nhận và gửi các văn bản. Trong quá trình Bưu tá đến cơ quan thực hiện nhiệm vụ đều chấp hành tốt về công tác phòng, chống dịch bệnh Covis-19 và thực hiện đúng quy định, nội dung, quy chế của cơ quan đề ra.
          1.4. Phương tiện vận chuyển của cơ quan
          Tại cơ quan được trang bị số lượng xe: 02 xe ôtô (01 xe ôtô 7 chỗ nhãn hiệu fortuner; 01 xe bán tải 05 chỗ nhãn hiệu ford ranger). Số lượng lái xe chuyên trách: 02 người. Ngoài ra khi cần thiết có thể huy động xe của cá nhân để thực hiện làm phương tiện phòng, chống dịch khi cần thiết.
          1.5. Mức độ nguy cơ dịch COVID-19 tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở
          Theo hướng dẫn đánh giá mức độ nguy cơ dịch Covid-19 tại Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về việc ban hành “Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19” hiện tại nơi đặt Trụ sở của Cục trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang về độ nguy cơ dịch Covid-19 vẫn đang ở vùng “xanh” là mức bình thường trong tình hình mới.
          2. Nội dung và giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ quan
2.1. Phương án phòng, chống dịch trong điều kiện bình thường
          a) Công tác chỉ đạo, điều hành
          - Thường xuyên chỉ đạo quán triệt và thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo về phòng, chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh, UBND thành phố Tuyên Quang.
          - Tiếp tục tuyên truyền cho công chức, người lao động của cơ quan nhằm nâng cao nhận thức cảnh giác, tự bảo vệ trước nguy cơ dịch bệnh trong cộng đồng, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới, tuyệt đối không lơ là mất cảnh giác, thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế). Chủ động phối hợp, hỗ trợ các cơ quan, chính quyền địa phương thực hiện các nội dung chỉ đạo về phòng, chống dịch.
- Tổ chức thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch Covid-19 cho công chức, người lao động thông qua các cuộc họp, hội nghị của cơ quan. Thông báo (niêm yết) hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ quan, đồng thời tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử của Cục, trên nhóm Zalo của Cục.
 
b) Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19
Thành lập Ban chỉ đạo chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ quan do Cục trưởng làm Trưởng ban. Thành lập Tổ an toàn Covid-19 của Cục. Công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ, đơn vị đầu mối phụ trách về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ quan.
c) Công tác kiểm soát phòng, chống dịch bệnh
Tăng cường công tác vệ sinh và khử khuẩn tay vịn cầu thang; bộ tay nắm cửa kính cường lực của sảnh chính nhà làm việc; tay nắm cửa phòng làm việc của các tầng 1 và tầng 2, hội trường tầng 3 và nhà bảo vệ, phòng tiếp công dân, máy lọc nước, điện thoại, máy tính, bàn tại phòng tiếp công dân và hội trường tầng 3 và những nơi đễ lây nhiễm bệnh tại trụ sở.
d) Tổ chức tập huấn, thực hành tại đơn vị
Tổ chức hướng dẫn cho công chức, người lao động trong cơ quan thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và giữ gìn vệ sinh môi trường nơi làm việc, hạn chế tiếp xúc các bề mặt nếu không cần thiết, thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan trong phòng, chống dịch Covid-19. Tổ chức cho công chức, người lao động thực hiện khai báo y tế điện tử (qua các app NCOVI, Bluezone hoặc các giải pháp cập nhật) theo quy định của Bộ Y tế.
đ) Thành lập chốt kiểm soát dịch bệnh
- Cơ quan thiết lập chốt kiểm soát dịch bệnh tại cổng ra, vào cơ quan do nhân viên bảo vệ thực hiện.
- Nhiệm vụ của chốt kiểm soát: Không cho phép người không có phận sự vào khu vực làm việc. Trong trường hợp cá nhân có nhu cầu cần thiết vào khu vực trụ sở làm việc thì phải ghi lại thông tin cá nhân, kê khai y tế bắt buộc vào sổ trực ban, hướng dẫn khách đến đúng phòng tiếp dân hoặc phòng làm việc của công chức có trách nhiệm giải quyết công việc; không cho phép khách đi vào các khu vực không liên quan. Đo kiểm tra thân nhiệt của công chức, người lao động tại thời điểm đầu giờ làm việc; khách đến giải quyết công việc tại cơ quan.
e) Tổ chức làm việc an toàn tại trụ sở cơ quan
- Công chức, người lao động đến trụ sở làm việc phải đảm bảo khoảng cách, giãn cách theo quy định, không tụ tập đông người giữa các phòng chuyên môn của Cục.
- Bố trí đầy đủ khu vực rửa tay có đủ nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí trước khi vào làm việc; tại các khu vệ sinh; tại các vị trí có tiếp xúc chung (phòng tiếp dân, hội trường...).
          2.2. Phương án phòng, chống dịch khi có các trường hợp nghi mắc Covid-19, F0, F1, F2 tại cơ quan (trong giờ làm việc)
a) Phương án phòng, chống dịch khi có các trường hợp nghi mắc
Khi phát hiện công chức, người lao động có một trong các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... tại nơi làm việc thì thực hiện theo các bước sau:
- Trực tiếp công chức, người lao động có biểu hiện như trên hoặc người phụ trách đơn vị có công chức, người lao động đó có trách nhiệm báo cáo Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ quan và thông báo cho Tổ an toàn Covid-19 của Cục.
- Tổ an toàn Covid-19 của Cục có trách nhiệm:
+ Yêu cầu cá nhân công chức, người lao động có biểu hiện như trên hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác.
+ Thông báo cho lực lượng đã được phân công để phân luồng lối đi từ khu vực có trường hợp nghi ngờ đến phòng cách ly tạm thời (bố trí tại Hội trường tầng 3).
+ Gọi điện thoại cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 9095) hoặc cơ quan y tế theo quy định của địa phương để được tư vấn, xét nghiệm SARS-CoV-2 và nếu cần thì đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị (lưu ý: Không sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển trường hợp nghi mắc đến cơ sở y tế).
+ Cập nhật thông tin tình hình sức khỏe của công chức, người lao động.
+ Lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại nơi làm việc khi cơ quan y tế yêu cầu.
- Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ quan căn cứ yêu cầu của cơ quan y tế địa phương hoặc kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 để quyết định bố trí, sắp xếp công việc cho công chức, người lao động phù hợp.
b) Phương án xử lý khi có ca bệnh dương tính tại cơ quan (xét nghiệm có F0)
- Trực tiếp công chức, người lao động (là trường hợp xét nghiệm dương tính) hoặc thông qua người phụ trách đơn vị báo cáo Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ quan và thông báo cho Tổ an toàn Covid-19 của Cục.
- Tổ an toàn Covid-19 của Cục có trách nhiệm:
+ Phong toả tạm thời ngay toàn bộ cơ quan hoặc vị trí làm việc của phòng chuyên môn có ca bệnh F0 (Tùy theo tình hình dịch thực tế và đánh giá nguy cơ tại cơ quan để quyết định phạm vi phong tỏa tạm thời)
+ Lập tức tách F0, liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Sở Y tế để thực hiện các biện pháp cách ly, điều trị theo quy định.
+ Truy vết F1 tại cơ quan đồng thời tách ngay F1 ra một khu vực riêng (Hội trường tầng 3) để tổ chức cách ly.
+ Lập danh sách, địa chỉ, số điện thoại toàn bộ công chức, người lao động trong toàn cơ quan. Xác định những công chức, người lao động đang vắng mặt tại thời điểm phong tỏa tạm thời.
+ Phối hợp Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ cơ quan và triển khai lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho toàn bộ công chức, người lao động của cơ quan.
+ Thông tin chính xác cho toàn thể công chức, người lao động đang có mặt tại cơ quan không hoang mang, lo sợ; yêu cầu công chức, người lao động khai báo y tế, thực hiện 5K, không di chuyển khỏi vị trí làm việc.
- Trong khi phong tỏa tạm thời chờ kết quả xét nghiệm, yêu cầu công chức, người lao động đang có mặt tại cơ quan ăn nghỉ tại chỗ và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống lây nhiễm; thực hiện 5K và tuân thủ nghiêm ngặt quy định chống dịch.
c) Phương án xử lý khi có trường hợp F1 tại cơ quan
- Trực tiếp công chức, người lao động (là trường hợp F1) hoặc thông qua người phụ trách đơn vị báo cáo Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ quan và thông báo cho Tổ an toàn Covid-19 của Cục.
- Tổ an toàn Covid-19 của Cục có trách nhiệm:
+ Tách ngay F1 ra một khu vực riêng (Hội trường tầng 3) để tổ chức cách ly. Yêu cầu F1 không tự ý di chuyển, không tiếp xúc với người xung quanh, đeo khẩu trang y tế và chờ được hướng dẫn, xử trí.
+ Thông báo cho cơ quan y tế để khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan đến F1; đưa F1 đi cách ly y tế theo quy định; triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho những công chức, người lao động có nguy cơ theo yêu cầu của cơ quan y tế.
+ Thông tin chính xác cho toàn thể công chức, người lao động đang có mặt tại cơ quan không hoang mang, lo sợ; yêu cầu công chức, người lao động khai báo y tế, thực hiện 5K, không di chuyển khỏi vị trí làm việc.
+ Rà soát toàn bộ người lao động trong đơn vị theo danh sách quản lý (số có mặt, số vắng mặt, số đang nghỉ, số đang đi công tác và các trường hợp khác). Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F2 thông qua dữ liệu khai báo y tế bằng quét mã QR điểm kiểm dịch, lịch công tác, lịch họp, camera giám sát, thông tin từ cán bộ quản lý, thông tin từ F1...
i) Đối với những trường hợp F2 đang có mặt tại đơn vị: Thông báo và yêu cầu các trường hợp này về tự cách ly tại nhà và thông báo với cơ quan y tế cấp xã nơi cư trú.
ii) Đối với những trường hợp F2 đang đi công tác tại địa phương khác hoặc những trường hợp F2 không có mặt tại đơn vị: Thông báo bằng điện thoại, tin nhắn và yêu cầu tự cách ly tại nơi công tác/nơi lưu trú và thông báo với cơ quan y tế cấp xã nơi đang công tác/lưu trú để phối hợp thực hiện các quy định phòng, chống dịch.
- Xử trí đối với các trường hợp F2 khi có kết quả xét nghiệm của trường hợp F1:
+ Khi trường hợp F1 có kết quả xét nghiệm âm tính thì Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ quan phối hợp với cơ quan y tế địa phương đánh giá nguy cơ dịch tễ  để xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày theo quy định; toàn bộ cơ quan được tiếp tục hoạt động bình thường, tăng cường thực hiện 5K và tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại cơ quan.
+ Khi trường hợp F1 có kết quả xét nghiệm dương tính thì thực hiện như Phương án có F0
d) Phương án xử lý khi có trường hợp F2 tại cơ quan
- Trực tiếp công chức, người lao động (là trường hợp F2) hoặc thông qua người phụ trách đơn vị báo cáo Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ quan và thông báo cho Tổ an toàn Covid-19 của Cục.
- Tổ an toàn Covid-19 của Cục có trách nhiệm:
+ Phối hợp với cơ quan y tế địa phương để lấy mẫu xét nghiệm cho F2 (nếu được yêu cầu)
+ Hướng dẫn cho F2 về cách ly tại nhà/nơi lưu trú và chờ kết quả xét nghiệm của F1.
- Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ quan có trách nhiệm liên lạc với y tế địa phương về kết quả xét nghiệm của F1:
+ Nếu kết quả xét nghiệm F1 âm tính thì đề nghị cơ quan y tế địa phương đánh giá nguy cơ dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày theo quy định, thực hiện 5K.
+ Kết quả xét nghiệm dương tính thì thực hiện như Phương án có F1.
2.3. Trường hợp nhận thông tin có F0 là công chức, người lao động của cơ quan ngoài giờ làm việc
- Tổ an toàn Covid-19 của Cục có trách nhiệm:
+ Báo cáo ngay Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Cục biết và thông báo với cơ quan y tế để khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ các khu vực của cơ quan có liên quan đến F0.
 + Thực hiện truy vết, lập danh sách công chức, người lao động là F1, F2 gửi cho cơ quan y tế địa phương để thực hiện việc xét nghiệm, cách ly y tế theo quy định.
 - Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Cục căn cứ thông báo của cơ quan y tế địa phương về kết quả xét nghiệm của F1, F2 để quyết định cho cơ quan hoạt động trở lại hoặc thực hiện các biện pháp phù hợp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ Kế hoạch này, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục quán triệt, triển khai đến công chức, người lao động trong đơn vị theo chức năng nhiệm vụ; triển khai thực hiện có hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại cơ quan.
2. Yêu cầu công chức, người lao động Cục Thi hành án dân sự ký cam kết và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng phòng, chống dịch Covid-19.
3. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Cục, Tổ an toàn Covid-19 của Cục có trách nhiệm theo dõi việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; kịp thời kiến nghị các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện hiệu quả Kế hoạch; báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu của cấp trên./.

Văn phòng Cục THADS tỉnh

Các tin khác
Các tin đã đưa ngày: