Một số vướng mắc khi ra quyết định thi hành án
(28/09/2021)
Quyết định thi hành án có vai trò đặc biệt quan trọng, khởi động toàn bộ quá trình thi hành án. Việc ra quyết định thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 23, Điều 36 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014(Luật THADS), Điều 6, Điều 7 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS (Nghị định số 62/2015/NĐ-CP); Điều 1 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC và Thông tư số 01/2016/TT-BTP quy định về hệ thống biểu mẫu nghiệp vụ THADS.
Bàn về vấn đề “Người chứng kiến”, “Người làm chứng” trong thi hành án dân sự
(15/12/2020)
“Người chứng kiến”, “Người làm chứng” là chủ thể quan trọng được nhắc đến trong các quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự, nhiều trường hợp là thành phần không thể thiếu giúp cho quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự của Chấp hành viên được tiến hành một cách khách quan, đúng thủ tục pháp luật. Tuy nhiên hiện nay từ cơ sở lý luận đến thực tiễn, liên quan đến vấn đề “Người chứng kiến”, “Người làm chứng” trong thi hành án dân sự vẫn còn có nhiều vướng mắc, khó khăn.
Kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự
(15/12/2020)
Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân( VKSND) thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Một trong những công tác của VKSND khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp là kiểm sát việc thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính[1] (THAHC)
[1] Điều 6 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
Nghĩa vụ dấn sự liên đới và một số bất cập từ thực tiễn thi hành
(11/11/2020)
Theo Điều 288 Bộ Luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015), nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
Xử lý tài sản tươi sống, mau hỏng trong thi hành án dân sự
(30/12/2019)
Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật THADS) và các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu các quy định hướng dẫn cụ thể về vấn đề bảo quản, xử lý tài sản là vật nuôi, tài sản tươi sống, mau hỏng… dẫn đến việc xử lý loại tài sản này trong thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn.
Hoàn thiện quy định về trích lục hồ sơ thi hành án
(02/12/2019)
Trong quá trình tổ chức thi hành án, hồ sơ thi hành án có một vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện toàn bộ quá trình tổ chức thi hành án của chấp hành viên đối với việc thi hành án, lưu giữ tất cả các tài liệu đã, đang thực hiện và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ[1]. Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014( Luật THADS) Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS(Nghị định số 62/2015/NĐ-CP); Thông tư số 01/2016/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong THADS (Thông tư số 01/2016/TT-BTP) đã có những quy định tương đối cụ thể về hồ sơ thi hành án, tuy nhiên trong thực tiễn, vẫn phát sinh một số vướng mắc, cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện.
[1] Điều 8 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH VỀ THAM NHŨNG, KINH TẾ
(02/10/2019)
1.Đặc điểm việc thi hành án TN-KT
Nhóm tội phạm về tham nhũng được quy định tại mục 1 Chương XXIII của BLHS năm 2015 gồm 7 điều, từ Điều 353 đến Điều 359. Đó là các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi và giả mạo trong công tác. Ngoài ra, BLHS 2015 còn có những quy định liên quan đến một số chính sách xử lý đặc thù đối với tội phạm tham nhũng tại phần các quy định chung của Bộ luật.
ÁP DỤNG ĐIỀU 81 LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỐI VỚI QUỸ HỖ TRỢ THANH TOÁN DO TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN QUẢN LÝ
(31/07/2019)
Khi tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, chấp hành viên phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì phải áp dụng Điều 81 Luật Thi hành án dân sự để thu giữ tiền của người thứ ba để thi hành án. Tuy nhiên, không phải lúc nào chấp hành viên cũng có thể áp dụng điều luật này bởi các quan hệ pháp luật dân sự, kinh doanh thương mại còn chịu sự điều chỉnh của của các luật chuyên ngành khác.
Bàn về việc phân chia tài sản chung vợ chồng là cổ phần, phần vốn góp và doanh nghiệp tư nhân hoặc tài sản của doanh nghiệp tư nhân trong thi hành án dân sự.
(11/03/2019)
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự lớn mạnh của các công ty, các doanh nghiệp thì đi kèm với nó là sự tác động đến các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự mà buộc pháp luật phải có sự điều chỉnh. Vấn đề về xử lý tài sản chung vợ chồng là cổ phần, phần vốn góp và tài sản của doanh nghiệp tư nhân trong thi hành án dân sự hiện nay còn nhiều bỡ ngỡ. Tác giả của bài viết mong muốn đưa ra một số quan điểm về vấn đề xử lý tài sản chung vợ chồng là cổ phần, phần vốn góp và tài sản của doanh nghiệp tư nhân trong quá trình tổ chức thi hành án trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật để người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về việc phân chia tài sản chung vợ chồng trong thi hành án.