Quốc hội biểu quyết thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự
Nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quy định về ủy thác thi hành án đối với trường hợp người phải thi hành án có tài sản ở nhiều địa phương khác nhau, chiều ngày 11/01/2022, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 08 Luật, trong đó có Luật Thi hành án dân sự. Bên cạnh việc cơ bản giữ lại các quy định về ủy thác thi hành án theo quy định hiện hành, Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 55, 56 và 57 Luật Thi hành án dân sự đã bổ sung thêm một cơ chế mới- cơ chế ủy thác xử lý tài sản.
Những kết quả đạt được trong hoạt động tham mưu quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính năm 2021 và giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác này trong năm 2022
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 hiện hành đã dành riêng một Chương (chương XIX) quy định về trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính; quy định Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính (THAHC) trong phạm vi cả nước, Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu giúp Chính phủ về công tác này; hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) được giao trách nhiệm theo dõi THAHC. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định thời hạn, trình tự, thủ tục THAHC và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án, trong đó, đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục THADS trong công tác THAHC.