Sign In

Hoàn thiện quy định pháp luật về xác định việc chưa có điều kiện thi hành án (14/08/2019)

Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án là một nội dung quan trọng trong quá trình thi hành án. Việc này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập cần tiếp tục được hoàn thiện.

Khi nào cơ quan Thi hành án dân sự đình chỉ việc THA? (14/08/2019)

(PLVN) - Trong công tác thi hành án dân sự (THADS), đình chỉ là việc cơ quan THADS ngừng hẳn việc thi hành bản án, quyết định dân sự khi có những căn cứ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn phát sinh một số vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định pháp luật về đình chỉ thi hành án (THA).

Thiếu đồng bộ trong quy định thu phí thi hành án vụ việc phá sản (12/08/2019)

(PLVN) - Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí THADS đã giải quyết được một số khó khăn vướng mắc liên quan đến việc thu phí THADS. Song, thực tiễn phát sinh bất cập cần tháo gỡ đó là việc thu phí thi hành án trong các vụ việc thi hành án phá sản. 

Bất cập trong xử lý vật chứng là giấy tờ liên quan đến nhân thân của đương sự mà bản án, quyết định tuyên trả lại cho đương sự (08/08/2019)

Vật chứng, tài sản (tang vật) trong thi hành án dân sự được hiểu là tất cả các loại vật chứng, tài sản do cơ quan tiến hành tố tụng kê biên, tạm giữ, tài sản tịch thu sung công, tài sản thu hồi, các loại đồ vật, tài liệu mà cơ quan thi hành án có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản, xử lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Thi hành án dân sự (THADS) và theo bản án, quyết định của Tòa án.

Án cấp dưỡng thường bị kéo dài, vì sao? (07/08/2019)

(PLVN) - Thi hành án dân sự (THADS) về cấp dưỡng là một trong những loại việc thường bị kéo dài, khó kết thúc nhanh được quá trình thi hành. Không những thế, trong thực tiễn còn phát sinh một số vướng mắc cần tháo gỡ để bảo đảm quyền lợi cho người được thi hành án.

Pháp luật về thu hồi tài sản cho Nhà nước trong các vụ án tham nhũng - Một số bất cập và kiến nghị (26/07/2019)

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, việc xét xử các vụ án tham nhũng luôn là vấn đề quan tâm của xã hội, trong đó có việc thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát cho Nhà nước. Thực tế cho thấy, việc thu hồi tài sản cho Nhà nước trong các vụ án tham nhũng được thể hiện qua quá trình thi hành án và kết quả thu hồi tài sản tham nhũng phụ thuộc nhiều vào các biện pháp mà các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, qua theo dõi các vụ án tham nhũng được xét xử trong thời gian qua cho thấy, việc thu hồi tài sản sau xét xử còn gặp những khó khăn, thách thức nhất định, mà một trong những nguyên nhân cơ bản là những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng.

Vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự (23/07/2019)

Việc tạm hoãn xuất cảnh của người phải thi hành án được quy định tại Điều 51 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án dân sự (THADS). Trên thực tế, việc áp dụng quy định này đã mang lại những hiệu quả nhất định trong công tác thi hành án dân sự.

Cần hướng dẫn cụ thể về căn cứ hoãn thi hành án (19/06/2019)

(PLVN) - Vấn đề hoãn thi hành án dân sự (THADS) đã được quy định cụ thể tại Điều 48, Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014. Tuy nhiên, việc thực thi các quyết định hoãn thi hành án (THA) theo yêu cầu của người có thẩm quyền còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

Một số bất cập trong thủ tục thi hành án đối với bản án dân sự của Tòa án tuyên hủy quyết định cá biệt (06/06/2019)

Phạm vi tổ chức thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự được quy định tại Điều 1 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014), gồm: (i) bản án, quyết định dân sự; (ii) hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự; (iii)  phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án; (iv) quyết định của Tòa án giải quyết phá sản; (v) quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án và (vi) phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.

Giải pháp đột phá để chống xuống cấp đạo đức trong Đảng (23/05/2019)

Chống xuống cấp về đạo đức trong Đảng nhất định phải đứng vững trên hai chân cơ chế và ý thức tu dưỡng, rèn luyện, vì muốn làm người tốt mà cơ chế không hoàn thiện cũng rất khó. Ngược lại, cơ chế hoàn thiện mà con người hỏng thì phá nát bộ máy.
Các tin đã đưa ngày: